Danh mục

Bệnh học thủy sản : Bài mở đầu part 3

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.47 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

III. Lịch sử PT ngành KH BHTSTừ năm 1960 đến 1990 các công trình nghiên cứu về bệnh ĐVTS ở Việt nam, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các khu hệ KST và các bệnh do KST ký sinh gây ra ở cá. Công trình đầu tiên: “NC khu hệ KST và bệnh của cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam " của Hà Ký, NC này thực hiện trong 15 năm (1960- 1975), đã mô tả 120 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có 42 loài ký...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học thủy sản : Bài mở đầu part 3III. Lịch sử PT ngành KH BHTS Từ năm 1960 đến 1990 các công trình nghiên cứu về bệnh ĐVTS ở Việt nam, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các khu hệ KST và các bệnh do KST ký sinh gây ra ở cá. Công trình đầu tiên: “NC khu hệ KST và bệnh của cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam của Hà Ký, NC này thực hiện trong 15 năm (1960- 1975), đã mô tả 120 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có 42 loài ký sinh trùng mới, một giống và một họ phụ mới đối với khoa học. Công trình nghiên cứu: khu hệ KST ký sinh trên 41 loài cá nước ngọt ĐBSCL của Bùi Quang Tề và ctv (1984-1990). Công trình này đã phát hiện được 157 loài ký sinh trùng và một số loài mới với khoa học. Công trình nghiên cứu: Khu hệ KST ký sinh ở 20 loài cá nước ngọt ở miền Trung và Tây Nguyên của Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa (1980-1985). Công trình này đã phát hiện được 57 loài ký sinh trùng.III. Lịch sử PT ngành KH BHTS Công trình nghiên cứu Thành phần KST ký sinh trên một số loài cá biển có giá trị kinh tế tại Phú Khánh (Khánh hòa ) của Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa (1978-1980). Công trình này đã phát hiện được 80 loài KST ký sinh trên cá biển. Từ năm 1990 đến nay, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã có bước phát triển mới, những đối tượng có giá trị kinh tế lớn như: tôm sú (Penaeus monodon), tôm hùm (Panulirus spp.), cá mú (Epinepherus spp.), cua biển (Scylla spp.), cá chẽm (Lates calcalifer), tôm càng xanh (Macrobranchium rosenbergii)... đã được đưa vào nuôi ở mức độ bán thâm canh và thâm canh ở nhiều địa phương trong cả nước và dịch bệnh là trở ngại lớn nhất, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nghề nuôi các đối tượng này. Do vậy, trong thời kỳ này, NC về BHTS ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu mới: Bước đầu tìm hiểu bệnh tôm sú ở Khánh Hòa và đề ra biện pháp phòng trị của Nguyễn Trọng Nho (1990-1991). NC một số bệnh trên tôm sú nuôi ở các tỉnh Nam Trung bộ của Đỗ Thị Hòa (1992-1995), NC này đã phát hiện một số bệnh do Protozoa, vi khuẩn và nấm gây ra trên tôm sú nuôi tại khu vực này.III. Lịch sử PT ngành KH BHTS NC các biện pháp phòng trị bệnh cho 13 bệnh khác nhau ở tôm và cá nuôi tại Việt Nam của Hà Ký và CTV (1990-1995). Trong nghiên cứu này đã đi sâu về biện pháp phòng trị của 1 số bệnh quan trọng như: Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ, bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm sú, bệnh ăn mòn vỏ kitin ở tôm sú, bệnh xuất huyết cá ba sa nuôi bè, bệnh hoại tử do vi khuẩn ở cá trê, bệnh hoại tử đốm nâu ở tôm càng xanh, bệnh viêm sau khi cấy trai ngọc... Tìm hiểu nguyên nhân gây chết tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Việt Thắng và CTV (1994-1996). Nghiên cứu này đã thu hút sự tham gia của nhiều Viện NC và trường ĐH, nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng tôm chết dữ dội ở các tỉnh Nam bộ. Đây là dấu hiệu thể hiện sự quan tâm của nhà nước, bộ thủy sản và các nhà khoa học về vấn đề dịch bệnh tôm ở Việt Nam. Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ tập trung chủ yếu ở phòng bệnh của viện NCNTTS I. Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên cá Ba sa ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long tập trung chủ yếu ở viện NCNTTS II.III. Lịch sử PT ngành KH BHTS “NC bệnh Monodon Type Baculovirus (MBV) trên tôm sú nuôi tại Khánh Hòa của Đỗ Thị Hòa và CTV (1997-2000) cho thấy tỷ lệ nhiễm phổ biến của virus này trên tôm sú (Penaeus monodon) ở Khánh Hòa và miền Trung Việt nam và cảnh báo sự suy giảm của chất lượng tôm giống sản xuất tại địa phương do tác hại của virus này. NC bệnh virus đốm trắng (WSSV) ở tôm sú nuôi (Penaeus monodon) và đề xuất biện pháp phòng trị tại Khánh Hòa của Đỗ Thị Hòa và CTV (2000-2002) đã cho thấy tác hại, đặc điểm dịch tễ học và mức độ nhiểm của virus WSSV trên tôm sú tại Khánh Hòa. Đặc biệt tác giả cũng thông báo về sự nhạy cảm của bệnh này dưới những tác động của các nhân tố gây stress từ môi trường như: Độ mặn, pH, nồng độ của Ammonia trong nước ao. NC một số bệnh nguy hiểm ở tôm sú và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ để đưa ra các PP chẩn đoán, phòng trị bệnh của Nguyễn Văn Hảo và CTV (2000-2003) chủ yếu thực hiện trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này nhằm tìm ra được biện pháp phòng bệnh từ các giải pháp môi trường, xác định mùa vụ và tăng cường sức khỏe vật nuôi.III. Lịch sử PT ngành KH BHTS Điều tra về công tác quản lý sức khỏe cá nước ngọt ở ĐBSCL của Từ Thanh Dung (1999), trường ĐH Cần Thơ đã đề cập đến một số bệnh thường gặp trên các loài cá nước ngọt nuôi tại các tỉnh Nam Bộ và hiện trạng quản lý sức khỏe ĐVTS tại khu vực này. NC bệnh đốm trắng (bệnh hoại tử nội tạng) của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi công nghiệp của Trần Thị Minh Tâm và các CTV (2003) đã phát hiện được tác nhân gây bệnh là 1 loài vi khuẩn mới: Hafnia alvei. Đặc biệt trong NC, tác giả lần đầu tiên ở Việt nam đã áp dụng phương pháp ngưng kết huyết thanh để chẩn đoán bệnh ở ĐVTS. Đặc biệt, đến 2001, chúng ta đã phân lập được một số virus gây bệnh ...

Tài liệu được xem nhiều: