Danh mục

Bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến thai nhi?

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.45 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vảy nến có tổn thương da là các sẩn nổi cao hơn mặt da, trên có nhiều vảy trắng mỏng dễ bong. Lúc mới phát, tổn thương có thể chỉ là những sẩn nhỏ hoặc những chấm đỏ với rất ít vảy ở phía trên nhưng sau đó vảy sẽ phát triển nhiều dần lên. Vảy phát triển rất nhanh. Hôm nay vừa tắm gội thấy đã hết vảy nhưng chỉ sau một đêm vảy lại có thể dày như cũ. Tổn thương có thể chỉ là những sẩn nhỏ như giọt nước nhưng cũng có thể phát triển...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến thai nhi? Bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến thai nhi? Vảy nến có tổn thương da là các sẩn nổi cao hơn mặt da, trên có nhiềuvảy trắng mỏng dễ bong. Lúc mới phát, tổn thương có thể chỉ là những sẩnnhỏ hoặc những chấm đỏ với rất ít vảy ở phía trên nhưng sau đó vảy sẽ pháttriển nhiều dần lên. Vảy phát triển rất nhanh. Hôm nay vừa tắm gội thấy đãhết vảy nhưng chỉ sau một đêm vảy lại có thể dày như cũ. Tổn thương có thểchỉ là những sẩn nhỏ như giọt nước nhưng cũng có thể phát triển rộng ra rồiliên kết lại với nhau thành những mảng lớn. Một số bệnh nhân có nhữngmảng tổn thương lớn chiếm hết cả lưng, hai mông hoặc các chi. Tổn thươngthường khu trú ở các vùng hay tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng. Ởmột số người da đầu lại là vùng da bị tổn thương sớm nhất. Đôi khi bệnhnhân chỉ lưu ý thấy mình có nhiều gàu trong thời gian dài mà không đi khámbệnh. Sau đó tổn thương có thể lan rộng qua rìa chân tóc, xuống mặt, thânmình và tay chân. Tổn thương trên đầu không gây rụng tóc. Ngoài tổnthương da thì bệnh nhân còn có thể bị đau các khớp xương hoặc tổn thươngcả móng tay, móng chân. Thường thì bệnh nhân ngứa ít hoặc không ngứa.Các yếu tố làm bệnh đang ổn định phát lại hoặc làm bệnh nặng lên như sangchấn tinh thần, lo lắng thái quá, căng thẳng tinh thần kéo dài không đượcgiải quyết triệt để, nhiễm trùng mạn tính hoặc cấp tính, ăn uống một số thứcăn như rượu, thịt bò... Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được biết rõ, vì vậy vấn đềđiều trị triệt để còn gặp nhiều khó khăn. Bệnh thường tiến triển mạn tính vớinhững đợt tái phát sau quãng thời gian ổn định. Tuy vậy bệnh không ảnhhưởng đến tính mạng và bệnh nhân nếu được điều trị đúng cách thì vẫn cóthể có tuổi thọ cao. Bệnh không lây lan cho người khác. Về điều trị, nếu đã xác định đúng là bệnh vảy nến thì bạn cần bìnhtĩnh để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất. Không nên lo lắng quá vềbệnh tật vì không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho bệnh nặng lên. Tạichỗ bạn có thể tắm gội bằng sastid hoặc polytar. Bôi mỡ salicylé 5% hoặcmỡ benzosaly vào tổn thương có nhiều vảy. Nếu tổn thương bớt vảy hoặchết vảy thì bạn có thể bôi các chế phẩm có chứa steroid như temproson,flucinar, synalar, fucicort, diprosalic... Nếu bệnh trong giai đoạn bùng phátthì nên dùng một đợt kháng sinh như ampicillin hoặc một kháng sinh thuộcdòng macrolid. Có thể dùng thêm thuốc chống ngứa, chống dị ứng nhưphenergan hoặc chlorpheniramin lúc đi ngủ. Tuyệt đối không tiêm K-corthoặc uống prednisolon vì dùng những thuốc này bệnh giảm rất nhanh nhưngsau đó tái phát lại nhanh chóng và với mức độ nặng hơn, thậm chí có thể bịđỏ da toàn thân ở một số trường hợp. Bệnh có tính chất di truyền chỉ ở khoảng 10% các trường hợp. Nhưvậy đa số các bệnh nhân vảy nến vẫn sinh con bình thường. Một số trườnghợp khi mang thai có thể làm bệnh nặng lên hoặc bùng phát một đợt mới. Đểhạn chế đến mức tối đa, bạn nên điều trị bệnh thật ổn định rồi mới nên cócon.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: