Danh mục

Biến đổi IL-6, IL-10 ở bệnh nhân đa chấn thương và mối liên quan với độ nặng tổn thương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.07 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết khảo sát mức độ rối loạn của hệ thống miễn dịch sau đa chấn thương dựa trên thay đổi nồng độ IL-6 và IL-10, đồng thời tìm hiểu mối liên quan của chúng với độ nặng tổn thương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi IL-6, IL-10 ở bệnh nhân đa chấn thương và mối liên quan với độ nặng tổn thương TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017 BIẾN ĐỔI IL-6, IL-10 Ở B NH NHÂN ĐA CHẤN THƢƠNG VÀ MỐI IÊN QUAN VỚI ĐỘ NẶNG TỔN THƢƠNG Nguyễn Trường Giang*; Vũ Xuân Nghĩa* Nguyễn Mạnh Cường*; Nguyễn Trung Kiên** TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát sự thay đổi nồng độ IL-6, IL-10 và mối liên quan với độ nặng tổn thương ở bệnh nhân (BN) đa chấn thương. Phương pháp: đánh giá độ nặng tổn thương và tình trạng BN đa chấn thương bằng điểm ISS và RTS. Định lượng IL-6, IL-10 tại các thời điểm (khi vào viện, 6, 12, 24, 48 và 72 giờ sau chấn thương. Kết quả: điểm ISS trung bình 34,25; điểm RTS trung bình 9,05; IL-6 tăng sớm và ổn định tại các thời điểm 6 - 72 giờ sau chấn thương với nồng độ cao nhất 64,6 ng/ml; IL-10 tăng cao dần, đạt mức cao nhất tại thời điểm 72 giờ sau chấn thương với nồng độ trung bình 246,2 ng/ml. Điểm ISS càng cao, điểm RTS càng thấp thì nồng độ IL-6 sau chấn thương càng cao. Kết luận: nồng độ IL-6, IL-10 huyết thanh tăng cao rõ rệt ở BN đa chấn thương. Nồng độ IL-6 huyết thanh thay đổi có liên quan với độ nặng tổn thương và tình trạng BN đánh giá bằng điểm ISS và RTS. Ngược lại, nồng độ IL-10 không liên quan với độ nặng tổn thương và tình trạng BN. * Từ khoá: Đa chấn thương; Độ nặng tổn thương; Interleukin 6; Intrerleukin 10. Association of Dynamic Change in Serum IL-6, IL-10 Levels with Injury Severity in Multiple Trauma Patients Summary Objectives: To evaluate the association of dynamic change in serum IL-6, IL-10 levels with injury severity in multiple trauma patients. Method: Injury severity and patient’s status of multiple trauma patients were assessed by ISS and RTS score. IL-6 and IL-10 levels were tested at time of administration, 6, 12, 24, 48 and 72 hours after injury. Results: Mean of ISS and RTS score was 34.5 and 9.05, respectively. IL-6 level elevated early and had a relatively stable level during 6 - 72 hours after injury with the maximum level of 64.6 ng/mL. Besides, IL-10 increased steadily, reached the highest level at 72 hours after injury with the level value 246.2 ng/mL. The higher of ISS and the lower RTS score, the higher the IL-6 level. Conclusions: There was a significant elevation of serum IL-6 and IL-10 levels in patient with multiple trauma. The change of serum IL-6 level was significantly associated with unjury severity and patient’s status assessed by ISS and RTS scores. * Keywords: Multiple trauma; Injury severity; Interleukine 6, Interleukine 10. * Học viện Quân y ** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (bskien103@gmail.com) Ngày nhận bài: 25/09/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 21/11/2017 91 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017 ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trên toàn thế giới (khoảng 9%) và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm tuổi < 40. Sốc mất máu, thiếu oxy và tổn thương trầm trọng các cơ quan là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sớm ở BN chấn thương nặng và đa chấn thương. Trong khi đó, nguyên nhân của tử vong muộn chủ yếu do những biến chứng liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch [5]. Có nhiều thang điểm đánh giá độ nặng tổn thương trong đa chấn thương, trong đó điểm ISS (Injury Severity Score) và RTS (Revised Trauma Score) thường được sử dụng [10]. Nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng cho thấy, chấn thương nặng và phẫu thuật có tác động rõ rệt đến hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Sau chấn thương, các tế bào có chức năng miễn dịch được hoạt hóa, giải phóng ồ ạt các trung gian hóa học, trong đó đáng chú ý là cytokine, dẫn đến hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (systemic inflammatory response syndrome - SIRS), hậu quả là nhiễm khuẩn huyết và suy đa tạng. Nhiều cytokine có vai trò trong đáp ứng viêm sau chấn thương, trong đó có IL-6 và IL-10. IL-6 được giải phóng có vai trò kích thích quá trình viêm và tổn thương tổ chức tại chỗ và toàn thân. Trong khi đó, IL-10 là một trong các cytokine kháng viêm có vai trò quan trọng sau chấn thương và phẫu thuật [4, 6, 8]. Mục tiêu của nghiên cứu này: Khảo sát mức độ rối loạn của hệ thống miễn dịch sau đa chấn thương dựa 92 trên thay đổi nồng độ IL-6 và IL-10, đồng thời tìm hiểu mối liên quan của chúng với độ nặng tổn thương. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 60 BN đa chấn thương được cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2016 đến 12 - 2017. - Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN bị đa chấn thương chẩn đoán theo định nghĩa của Patel A (1971) và Trentz O (2000): có ≥ 2 tổn thương nặng ở các vùng hoặc hệ thống cơ quan (điểm ISS ≥ 18), trong đó có ít nhất 1 tổn thương làm rối loạn các chức phận sống. - Tiêu chuẩn loại trừ: + BN đã được điều trị ở bệnh viện khác trước khi đến Bệnh viện Quân y 103. + BN có bệnh lý nội khoa nặng trước khi bị thương. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca. - Đánh giá tình trạng BN lúc vào viện bằng đi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: