Danh mục

Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường quân đội hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.21 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường quân đội hiện nay nghiên cứu đưa ra quan niệm về NLSP của đội ngũ giảng viên (GV) khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV) trong các nhà trường quân đội và đề xuất bốn nhóm giải pháp cơ bản để tiến hành bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ này góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các môn KHXHNV trong các nhà trường quân đội hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường quân đội hiện nay BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY NGÔ HOÀI PHƯƠNG Trường Đại học Thông tin liên lạc (Trường Sĩ quan Thông tin - Bộ Quốc phòng) Tóm tắt: Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực sư phạm (NLSP), nghiên cứu đưa ra quan niệm về NLSP của đội ngũ giảng viên (GV) khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV) trong các nhà trường quân đội và đề xuất bốn nhóm giải pháp cơ bản để tiến hành bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ này góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các môn KHXHNV trong các nhà trường quân đội hiện nay. Từ khóa: bồi dưỡng giảng viên, năng lực sư phạm, nhà trường quân đội.1. MỞ ĐẦU Người thầy luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng sự nghiệp giáo dục và đàotạo. Sinh thời, J. A. Cômenxki (1592-1670) - nhà sư phạm lỗi lạc Tiệp Khắc đã đánh giárất cao vai trò của giáo dục và coi nghề dạy học là nghề vinh quang nhất. Theo ông,người thầy phải được bồi dưỡng về năng lực dạy học mới xứng đáng với nghề vinhquang đó. Vì vậy, Cômenxki đặt ra cho thầy giáo những yêu cầu rất cao về năng lực vàlòng nhân ái. V.I. Lênin cũng đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng NLSP cho ngườithầy giáo. Lênin chỉ ra rằng: “Phải chăm lo tới đội ngũ thầy giáo về mọi mặt” và: cầnbồi dưỡng một đội ngũ mới những người làm công tác sư phạm và giảng dạy [7]. Chủtịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục…” [6]. Luậtgiáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của nước ta đã nhấn mạnh: “Giáo viênlà nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh” và “Nhà nướccó chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ vàchuẩn hóa nhà giáo” [8]. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thựchiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [4]. Nghị quyết86 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về công tác giáo dục- đào tạo trong tình hình mới đã khẳng định: “Đổi mới toàn diện công tác giáo dục, đàotạo và xây dựng nhà trường quân đội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo sựchuyển biến cơ bản và vững chắc về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo và nghiêncứu khoa học” [5]. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cần phải hếtsức coi trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về mọi mặt. Trong đó, bồi dưỡng về NLSP lànội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.2. NỘI DUNG Năng lực sư phạm là yếu tố quyết định hiệu quả lao động sư phạm của người GV,là dạng năng lực đặc thù của năng lực con người trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Đó là 390KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017một trong hai yếu tố quyết định giá trị nhân cách của người GV, có ý nghĩa quyết địnhchất lượng và hiệu quả của quá trình lao động sáng tạo của nghề dạy chữ - dạy người, làyếu tố quan trọng tạo nên tay nghề của GV. Các môn KHXHNV là những môn học mang tính đặc thù (nặng về tính lý thuyết,lý luận, tính trừu tượng ...), đòi hỏi cao về khả năng tư duy, tính tổng hợp và khái quátcủa người học. Vì vậy, để có thể cung cấp hệ thống tri thức KHXHNV, hình thànhphương pháp luận, phương pháp tư duy và hệ thống thái độ, hành vi, tư tưởng và đạođức cho người học… đòi hỏi người GV KHXHNV phải có NLSP tốt. Điều này cho thấyviệc quan tâm bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ GV KHXHNV luôn là vấn đề cần quan tâmvới bất cứ nhà trường nào của hệ thống giáo dục trong quân đội. Năng lực sư phạm của GV các môn KHXHNV ở các nhà trường quân đội là tổnghợp các phẩm chất tâm lí và sinh lí của người GV KHXHNV để thực hiện thành côngcác mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo ở các nhà trường quân đội, bảo đảm cho hoạt độngtruyền thụ và lĩnh hội các tri thức về KHXHNV, hoạt động giáo dục nhân cách của họđạt hiệu quả cao nhất. NLSP của GV KHXHNV thể hiện thông qua tri thức chung vềKHXHNV, kiến thức nền tảng về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ ChíMinh và kiến thức chuyên môn theo lĩnh vực giảng dạy; khả năng nắm bắt tâm lý họcviên và tinh tế trong quan sát lớp học; năng lực chế biến bài giảng, tài liệu giảng dạy;phương pháp giảng dạy luôn cuốn, hấp dẫn; năng lực sử dụng thành thạo các phươngtiện kỹ thuật trong giảng dạy; năng lực ứng xử các tình huống sư phạm; năng lực giaotiếp với người học; năng lực dẫn dắt, cảm hóa người học; kết quả hoàn thành nhiệm vụcủa lớp học… Thực tiễn qua hoạt động giảng dạy các môn KHXHNV trong các nhà trường quânđội đã cho thấy việc bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ này luôn được các nhà trường quantâm, coi đó là một trong những nội dung quan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: