Bốn sắc lệnh của Lê Lợi ban ra ở dinh Bồ Đề đầu năm 1427Lệnh định phép khen thưởng của Lê Lợi quả là thật đặc biệt. Thưởng người có công, trị người có tội là phép thường, cổ kim đều có cả. Nhưng có chức cao tước lớn rồi mà chỉ liệu kế giữ thân để hưởng phúc ấm lâu dài, không lo lập công nữa, cũng bị coi là có tội, bị giáng làm thường dân… thì sử sách chưa hề thấy chép như thế bao giờ. Những kẻ cơ hội và sớm có tư tưởng tự mãn,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bốn sắc lệnh của Lê Lợi ban ra ở dinh Bồ Đề đầu năm 1427 Bốn sắc lệnh của Lê Lợi ban ra ở dinh Bồ Đề đầu năm 1427 Lệnh định phép khen thưởng của Lê Lợi quả là thật đặc biệt. Thưởng người cócông, trị người có tội là phép thường, cổ kim đều có cả. Nhưng có chức cao tướclớn rồi mà chỉ liệu kế giữ thân để hưởng phúc ấm lâu dài, không lo lập công nữa,cũng bị coi là có tội, bị giáng làm thường dân… thì sử sách chưa hề thấy chép nhưthế bao giờ. Những kẻ cơ hội và sớm có tư tưởng tự mãn, ắt phải lấy đó làm mối lohàng đầu. Sau trận đại thắng ở Tốt Động – Chúc Động, bộ chỉ huy tối cao của Lam Sơn đãcó mặt ở ngoại ô thành Đông Quan, chuẩn bị đánh trận quyết định cuối cùng vớiquân Minh xâm lược. Bấy giờ, tình hình chuyển biến rất nhanh, Lê Lợi và NguyễnTrãi cùng các tướng không lúc nào được nghỉ ngơi. Sách “Đại Việt sử kí toàn thư”(bản kỉ, quyển 10, tờ 27-a) chép: “Lúc ấy, Vua dựng lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề, ngay tr ên bờ sông Lô. Thuởđó, trong dinh có hai cây bồ đề nên người ta mới nhân đó mà gọi là dinh Bồ Đề.Lầu cao bằng tháp Báo Thiên. Ngày ngày, Vua thân leo lên tầng nhất để quan sátmọi hành vi của giặc (trong thành Đông Quan), cho (Nguyễn) Trãi ngồi ở lầu thứhai, (sẵn sàng) nhận mệnh để thảo thư từ qua lại (với quân Minh”. Từ đại bản doanh Bồ Đề, một loạt các sắc lệnh đã được ban ra. Đây xin đượcbàn riêng về bốn sắc lệnh đặc biệt, xuất hiện vào mùa Xuân năm Đinh Mùi (1427). Loại thứ nhất là sắc lệnh về tìm nhân tài: “Hạ lệnh cho các tướng hiệu, các quancấp lộ, phải tìm kiếm những người có tài lược trí dũng, có thể làm được các chứcnhư tư mã hoặc là thượng tướng, mỗi viên tiến cử lấy một người” (Tờ 26-b). Loại thứ hai là chăm sóc đền miếu: “Hạ lệnh cho các nơi thờ cúng đền miếu cáccông thần” (Tờ 26-b). Loại thứ ba là khai báo con em theo giặc: “Hạ lệnh cho người trong nước, ai cócha mẹ, vợ con, anh em, tôi tớ hoặc thân thích đang theo giặc ở trong th ành, phảitự nguyện lên mặt thành để khai báo, chờ khi phá được thành sẽ cho nhận lãnh vềnhà. Ai không tự khai báo trước mà sau lại tự tranh nhau nhận về đoàn tụ thì sẽ bịxử theo quân luật” (Tờ 27-a). Loại thứ tư là định lệ khen thưởng cho người có công: “Hạ lệnh ban thưởng chocác tướng hiệu, khởi đầu từ việc lập công mới. Từ đại thần đến chức thiếu uý, nếucó công lao lớn, được ân thưởng phù vàng thì sẽ được ăn lộc một quận. Các chứccấp lệnh mà có công thì được ăn lộc một ấp. Các đốc tướng và quân nhân có côngcũng được ăn lộc một quận hay một ấp, tuỳ thứ bậc khác nhau. Ng ười nào khôngcó công, không được thưởng gì thì giáng làm dân thường” (Tờ 28-b). Trong muôn việc khó của đời, tìm người tài giỏi phải kể là một việc khó vàohàng bậc nhất. Người tài giỏi vốn dĩ đã ít ỏi, mà người có thực tâm biết kínhnhường, biết trọng dụng kẻ có tài lại càng ít ỏi hơn. Lê Lợi không nói lời cầu hiềnchung chung mà là hạ lệnh cho thuộc hạ tìm người tài giỏi để tiến cử, ấy là làmmột việc được hai điều lợi. Lợi thứ nhất là khiến cho ai cũng phải dốc lòng tìmngười tài, và phong trào thực sự ấy sẽ làm cho kẻ công thần bớt công thần, bớt chomình là nhất. Lợi thứ hai là Lam Sơn có thêm người tài, sự nghiệp lớn nhờ đó mớicó thể thành công được. Lê Lợi dám hạ lệnh tìm người tài vì Lê Lợi cũng thực sựlà người có tài. Phàm là kẻ bất tài, chẳng bao giờ đủ sức, đủ uy tín để tìm người tàicả. Cũng ở đời, kẻ có công mà không có đức, thường muốn thiên hạ tôn kính mìnhhơn là mình phải tôn kính người này, người nọ của thiên hạ. Với sắc lệnh thứ hai,Lê Lợi vừa tỏ được cái đức khiêm nhượng của mình, vừa tỏ được ý định nối chíngười xưa là một lòng kính trọng người có công với nước, lại vừa khôn khéo nhắcnhở tướng sĩ dưới quyền phải nghiêm cẩn giữ lễ, không được làm điều càn quấy ởchốn tôn nghiêm. Hạ lệnh cho những gia đình có con em theo giặc phải đi khai báo tr ước, đó làphép mở lối dễ đi nhất cho những ai không biết tự mình tìm lối chân chính mà đi,sự độ lượng của Lê Lợi bao la biết ngần nào. Nhưng, cái chính ở đây không phảilà sự độ lượng mà khéo léo đặt ra những yêu cầu vừa mức, khiến cho ai ai cũng cóthể thực hiện được. Quân Minh dần dần bị cô lập, bảo không thất bại thảm hại làmsao được? Lệnh định phép khen thưởng của Lê Lợi quả là thật đặc biệt. Thưởng người cócông, trị người có tội là phép thường, cổ kim đều có cả. Nhưng có chức cao tướclớn rồi mà chỉ liệu kế giữ thân để hưởng phúc ấm lâu dài, không lo lập công nữa,cũng bị coi là có tội, bị giáng làm thường dân… thì sử sách chưa hề thấy chép nhưthế bao giờ. Những kẻ cơ hội và sớm có tư tưởng tự mãn, ắt phải lấy đó làm mối lohàng đầu. Mới hay, cuộc đại định là phép cộng liên tục của những sắc lệnh ngỡ như rấtbình thường này. ...