Bài viết 'Các khía cạnh xã hội, dân số và văn hóa ở một xã nông thôn Trung Bộ: Kết quả khảo sát bước đầu' giới thiệu đến các bạn tháp dân số của một xã nông thôn Trung Bộ, chính sách xã hội, gia đình, cộng đồng và văn hóa,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các khía cạnh xã hội, dân số và văn hóa ở một xã nông thôn Trung Bộ: Kết quả khảo sát bước đầu Xã hội học, số 2 - 1991 1 CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI, DÂN SỐ VÀ VĂN HÓA Ở MỘT SỐ XÃ NÔNG THÔN TRUNG BỘ (Kết quả khảo sát bước đầu) * BÙI THẾ CƯỜNG VŨ MẠNH LỢI ** NGUYỄN HỮU MINH *** 1. Khung cảnh nghiên cứu. Nhìn lại một thập niên nghiên cứu xã hội học thực nghiệm về nông thôn và gia đình nông thôn ở nước ta, thấy nổi lên một đặc điểm là các nghiên cứu này chủ yếu được tiến hành trên vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Chúng cũng cho thấy, bên những nét tương đồng giữa hai miền, còn có nhiều khác biệt văn hóa về tổ chức gia đình và cộng đồng. Tiến trình đi về phương Nam của tộc người Việt diễn ra nhiều thế kỷ, chắc chắn tiến trình lịch sử ấy đã để lại những dấu ấn không phai mờ của tính liên tục văn hóa cũng như đứt đoạn văn hóa trên các vùng địa lý khác nhau. Một câu hỏi được đặt ra tự nhiên: nông thôn và gia đình nông thôn miền Trung có những sắc thái văn hóa như thế nào trong chuỗi mắt xích liên tục và đứt đoạn ấy? Thế mà ở đây có thể xem là một thiếu sót của xã hội học: khu vực miền Trung còn hầu như chưa được nghiên cứu Ý tưởng trên đã chín muồi dần, được Giáo sư Tương Lai và Giáo sư Đỗ Thái Đồng đặt ra trong một vài cuộc hội thảo vừa qua về nông thôn và gia đỉnh. Cuộc nghiên cứu ở xã D thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tháng tư năm 1991 đã ra đời trong khung cảnh và ý tưởng nêu trên. Địa phương được nghiên cứu là một xã vùng đồng bằng, cách thành phố Đà Nẵng khoảng hơn 20 km về phía tây-nam, nằm trên ngã ba quốc lộ la và tỉnh lộ 104, dân số 12.792 người với 2.883 hộ gia đình (1989). Xã có một nền kinh tế hỗn hợp nông nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (trong sáu năm qua, giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp dao động trong khoảng từ 40% đến 70% giá trị tổng sản lượng, hiện tại có khoảng 350 hộ đăng ký sản xuất kinh doanh). Thích ứng với nền kinh tế hỗn hợp ấy, xã D là một vùng nửa đô thị nửa nông thôn. Đây cũng là vùng chịu ảnh hường rất khốc liệt của chiến tranh. Cuộc điều tra được xác định là một khảo sát sơ bộ, đoàn nghiên cứu được chia thành bốn nhóm. Nhóm thứ nhất quan tâm đến các khía cạnh văn hóa truyền thống, nhóm thứ hai: kinh tế và hộ gia đình nông dân, nhóm thứ ba : dân số và gia đình, nhóm thứ tư: chính sách xã hội. Bài viết này hình thành chủ yếu từ các dữ kiện thu thập được của hai nhóm sau. Các phương pháp được sử dụng bao gồm thu thập số liệu thống kê, quan sát, phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung. Ò địa phương có một hệ thống thống kê xã và y tế tất, tuy vậy, do thời gian ngắn, nên các số liệu và thông tin nêu ra trong bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, cần được kiểm định lại. * . Phó tiến sĩ Trưởng phòng nghiên cứu Xã hội học về Cơ cấu xã hội và Chính sách xã hội , Viện Xã hội học. ** . Cán bộ nghiên cứu, Phòng xã hội học Dân số và Gia đình, Viện Xã hội học. *** . Thư ký tòa soạn Tạp chí Xã hội học. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 2 Xã hội học, số 2 - 1991 2. Tháp dân số của xã. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1991 3 Ấn tượng đập ngay vào mắt là: một tháp dân số rất đặc biệt. Cơ cấu tuổi và giới tính phân bố rất không đều. Với sự thắt lại quá đáng ở lớp tuổi 40-44, tháp dường như được cấu tạo bằng việc chồng hai tháp dân sô lên nhau. Sự thắt lại đáng kể ở đây tháp cũng không phải là hình ảnh của một dân số phát triển đều đặn trong điều kiện bình thường. Sự chênh lệch cơ cấu giới tính theo các độ tuổi cũng hết sức khác thường. Tất cả những điều kể trên nói lên rằng cơ cấu dân số của xã chịu ảnh hưởng mạnh của những yếu tố không mang đặc trưng dân số học trực tiếp. 2.1. Cơ cấu giới tính. Sự mất cân đối trong cơ cấu giới tính dân số ở đây khá trầm trọng: tính chung, tỷ lệ giới tính (số nam trong 100 nữ) chỉ là 85,6, trong khi cả nước tỷ lệ này là 96. Điều đặc biệt hơn nữa là sự dao động mạnh của nó từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Ở các nhóm tuổi dưới 20, tỷ lề này ở mức bình thường (l05,2), song lại giảm mạnh và khá đột ngột ở các lộp tuổi tiếp theo. Đối với độ tuổi từ 20 đến 49 (độ tuổi tái sinh sản tích cực nhất), tỷ lệ này giảm tới mức chỉ còn 69,14 (!). Một tỷ lệ như vậy không thể quan sát được ở ...