Danh mục

Các kỹ năng cần trang bị cho sinh viên khi học đại học theo quy chế tín chỉ đạt hiệu quả

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.16 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương pháp học chế tín chỉ sẽ giúp người học chủ động về thời gian, tăng khả năng tự học được lựa chọn giáo viên giảng dạy, rút ngắn thời gian học so với học theo niên chế,… Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cho sinh viên. Xuất phát từ thực tế đó mà bài viết "Các kỹ năng cần trang bị cho sinh viên khi học đại học theo quy chế tín chỉ đạt hiệu quả" đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các kỹ năng cần trang bị cho sinh viên khi học đại học theo quy chế tín chỉ đạt hiệu quảCÁC KỸ NĂNG CẦN TRANG BỊ CHO SINH VIÊN KHI HỌC ĐẠI HỌC THEO QUY CHẾ TÍN CHỈ ĐẠT HIỆU QUẢ Lê Ngọc Hân, Lưu Thị Loán, Lê Thị Quanh Sinh viên trường ĐH Đồng Tháp Tự học giữ vai trò rất quan trọng trên con đường thành công của bạn trong học tậpvà kể cả công việc. Đối với sinh viên thì việc xây dựng cho mình một kế hoạch tự học làquan trọng hơn bao giờ hết. Theo chúng tôi trong điều kiện đổi mới về phương phápgiảng dạy lấy người học trung tâm, học theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi mỗi sinh viên cầnphải trang bị cho mình những kỹ năng cần thuyết: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tìmkiếm tài liệu, kỹ năng ôn tập, kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năng ghi chép, kỹ năng thuyết trình,kỹ năng làm việc nhóm. 1. Đặt vấn đề Học tập theo quy chế tín chỉ là phương pháp học được áp dụng phổ biến tại cáctrường đại học, cao đẳng. Phương pháp này sẽ giúp người học chủ động về thời gian,tăng khả năng tự học được lựa chọn giáo viên giảng dạy, rút ngắn thời gian học so vớihọc theo niên chế,… Tuy nhiên việc học tập theo tín chỉ đối với mỗi sinh viên khôngtránh khỏi nhiều vấn đề bất cập như: sinh viên chưa xây dựng cho mình được kế hoạch tựhọc; nhiều sinh viên vẫn còn học theo phương pháp phổ thông theo kiểu thầy đọc – tròchép, ghi nhớ một cách máy móc; lịch học dày đặc sinh viên không có thời gian hoànthành bài tập giáo viên giao phó, không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn, hậu quả là kếtquả học tập không cao,… Trước thực trạng trên chúng tôi thấy rằng việc xây dựng mộtphương pháp học tập làm sao có hiệu quả nhất là đối với sinh viên rất quan trọng. Sauđây là một số phương pháp học có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. 2. Một số kỹ năng cần trang bị cho sinh viên 2.1. Kỹ năng lập kế hoạch Việc lập kế hoạch và thời gian biểu cho học tập là rất cần thiết đối với mỗi sinhviên giúp các chúng ta chủ động về thời gian và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.Đồng thời có sự phân bố hợp lý giữa thời gian tự học và thời gian học trên lớp, thời giantự học giữa các môn học, giữa học tập và vui chơi giải trí,… Việc xây dựng cho mìnhthời gian biểu hợp lý giúp chúng ta hình thành tác phong làm việc khoa học, hoàn thànhnhiệm vụ thầy cô giao phó về nhà. Đánh giá mức độ quan trọng của công việc, việc nàocần làm trước, việc nào cần làm sau, thời gian hoàn thành và cách thực hiện chúng. Chỉ khi bạn phân bổ hợp lý, kết hợp nghỉ ngơi thư giãn thì chất lượng buổi học vàkhả năng ghi nhớ kiến thức sẽ càng cao hơn. Sắp xếp thời gian học hợp lý sẽ giúp chúngta tránh tình trạng quá mệt mỏi mà ngủ gật trong lớp, vừa bị thầy cô nhắc nhở vừa khôngtiếp thu được bài học. Thời gian học trên lớp của chúng ta rất ít vì vậy chúng ta cần tậndụng hết thời gian này để lĩnh hội tối đa kiến thức của các thầy cô giảng dạy [1]. 2.2. Kỹ năng đọc tài liệu khoa học Tốt nhất trước khi lên lớp chúng ta nên đọc bài trước ở nhà, như vậy khi lên lớpchúng ta có thể nắm được thầy cô đang nói về vấn đề gì, nội dung nằm ở đoạn nào củabài từ đó dễ tiếp thu bài hơn. Trong quá trình đọc chỗ nào khó hiểu bạn nên dùng viết đỏ gạch chân hoặc ghidấu hỏi để biểu thị những vướng mắc của mình, khi lên lớp thầy cô giảng chúng ta có thểbổ sung những vấn đề mà chúng ta chưa rõ. Khi đọc cần đọc chậm cần chú ý đến các đềmục vì các đề mục đó là những luận điểm chính thâu tóm toàn bộ nội dung của bài.Chúng ta phải vừa đọc vừa suy ngẫm, phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Và sau khi học xongbài học chúng ta nên đọc lại bài và vận dụng kiến thức của mình để lý giải những chỗ đãđược đánh dấu bằng viết khác màu, như vậy sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn [2]. 2.3. Kỹ năng ghi chép Chúng ta không thể ghi lại tất cả những gì giảng viên giảng dạy vì tốc độ nói là rấtnhanh. Nên chúng ta có chỉ có thể ghi lại nhanh những ý chính của bài học một cách côđọng nhất. Ghi chép, một kỹ năng cần phải học và rèn luyện, kỹ năng mà đa số sinh viênchúng ta còn yếu. Phương pháp ghi chép: Kỹ thuật ghi nhanh, dùng từ viết tắt, dùng ký hiệu quy ước, tạo những từ viết tắtriêng cho mình, có thể dùng các sơ đồ để biểu thị: sơ đồ nhánh cây, sơ đồ tư duy,… giúpchúng ta lưu trữ nội dung bài học và dễ dàng ôn tập. Trong quá trình ghi chúng ta có thểsử dụng những cây bút khác màu để đánh dấu hoặc gạch chân những nội dung mà thầy cônhấn mạnh điều này giúp chúng ta có thể nắm được những phần nào trọng tâm của bàihọc [2]. 2.4. Kỹ năng làm việc nhóm Học theo nhóm là hình thức mà hiện nay đang khá phổ biến nhất là đối với sinhviên. Học theo nhóm hay còn gọi là làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên trong nhóm cóthể chia sẻ những kiến thức cho nhau, cùng nhau thảo luận, bàn bạc, đặt vấn đề và giảiquyết vấn đề hiệu quả. Nhóm học tập được lập ra với mục đích giúp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: