Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.50 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP. HCM" dựa trên mô hình lý thuyết nhóm đã nghiên cứu và xây dựng nên mô hình. Tiến hành khảo sát trên 250 sinh viên tại các trường đại học chủ yếu là Trường Đại học Công nghệ TP. HCM qua internet và bảng câu hỏi trên giấy, và sàng lọc dữ liệu có 215 phiếu được chấp nhận để tiến hành phân tích dữ liệu. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Trần Quốc Tiến, Nguyễn Kim Diễm Trúc, Nguyễn Hoàng Thanh Bình Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: GS.TS. Võ Thanh Thu TÓM TẮT Nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài ‚Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP. HCM‛ dựa trên mô hình lý thuyết nhóm đã nghiên cứu và xây dựng nên mô hình. Nhóm đã tiến hành khảo sát trên 250 sinh viên tại các trường đại học chủ yếu là Trường Đại học Công nghệ TP. HCM qua internet và bảng câu hỏi trên giấy, và sàng lọc dữ liệu có 215 phiếu được chấp nhận để tiến hành phân tích dữ liệu. Dữ liệu được phân tích theo quy trình từ phân tích nhân tố đến kiểm định độ tin cậy và phân tích hồi quy. Kết quả thu được, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của sinh viên thì Tính dễ sử dụng, Giá cả, Khả năng đáp ứng của trang web, Tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên. Bên cạnh đó, Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm, tính dễ sử dụng, giá cả, khả năng đáp ứng của trang web, nhận thức rủi ro. 1 GIỚI THIỆU Hiện nay, trên thế giới việc sử dụng mạng internet rất phổ biến, không chỉ là mạng truyền thông mà còn là phương tiện toàn cầu cho các giao dịch của người bán và người tiêu dùng. Nhìn chung thương mại điện tử đã có một sự tăng trưởng rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đối tượng được xem là sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến nhiều nhất đa phần là giới trẻ và đặc biệt là sinh viên, đây là một trong những đối tượng rất năng động. Vì thế, họ nắm bắt và hiểu rõ thông tin khá nhanh nhạy, tiếp thu rất nhanh về kiến thức và công nghệ thông tin. Mục tiêu nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh qua đo lường sự cảm nhận của sinh viên tại địa bàn TP.HCM và xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu đã đề xuất các hàm ý quản trị để phát triển mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP. HCM. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Theo Bộ Công Thương Việt Nam: Thương mại điện tử là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử mà không phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. 1877 Một số mô hình lý thuyết liên quan đến mua sắm trực tuyến có thể kể đến như: Thuyết nhận thức rủi ro TPR (Theory of Perceived Risk), Bauer, R.A. (1960) với 2 yếu tố (1) nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ và (2) nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến, Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model ” TAM), Davis và cộng sự (1989), Mô hình lý thuyết kết hợp TAM-TPB ( C-TAM-TPB), Taylor và Todd (1995), Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử E- CAM (E-commere Adoption Model), Joongho Ahn, Jinsoo Park, và Dongwon Lee (2001), Thái độ và hành vi khách hàng trực tuyến:đánh giá nghiên cứu Nali và Ping Zhang đại học Syracuse (2002), Mô hình hành vi tiêu dùng, Philip Kotler, (2012). 2.2 Mô hình nghiên cứu Dựa vào cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài đã được nêu ra ở bên trên, nhóm tác giả đã chọn ra 5 yếu tố để xây dựng nên mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP.HCM như sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Với các giả thuyết như sau: – Giả thuyết H1: Giá cả có tác động dương (+) đối với ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP.HCM. – Giả thuyết H2: Tính dễ sử dụng có tác động dương (+) đối với ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP.HCM. – Giả thuyết H3: Tính hữu ích dụng có tác động dương (+) đối với ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP.HCM. – Giả thuyết H4: Khả năng đáp ứng của trang web có tác động dương (+) đối với ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP.HCM. – Giả thuyết H5: Nhận thức rủi ro khi mua hàng trực tuyến có tác động âm (-) lên ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP.HCM. 1878 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ở nghiên cứu sơ bộ nhóm nghiên cứu đã tập trung vào phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nhằm xây dựng và kiểm định mô hình và các giả thuyết được đề xuất. Nghiên cứu định tính, nhóm đã khảo sát các chuyên gia có chuyên môn. Từ đó, bổ sung và điều chỉnh của các thang đo tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: