Cẩn thận, bé yêu!
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩn thận, bé yêu! Cẩn thận, bé yêu! Tết là thời gian trẻ em được nghỉ học, được thoải mái vui chơi và ăn uống. Tuy nhiên do chế độ ăn uống, sinh hoạt có nhiều thay đổi, trẻ được đi lại giao lưu nhiều cộng với thời tiết trong dịp Tết không phải lúc nào cũng dễ chịu vì vậy Tết lại cũng chính là thời gian trẻ dễ mắc một số bệnh lý thường gặp hoặc một số tai nạn trong sinh hoạt.Ngộ độc thức ănĐặc điểm nhận biết: Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nônói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bịnhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày.Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụngthường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứngnôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.Chăm sóc tại nhà: Chăm sóc tại nhà tốt sẽ làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừacác biến chứng cho trẻ. Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua mộtbên để tránh hít sặc.Tích cực bù lượng nước, dịch đã mất cho trẻ bằng đường uống bằng cách cho trẻuống nhiều nước, tích cực cho ăn, sử dụng các chế phẩm bù nước và điện giảibằng đường uống cho trẻ như dung dịch Oresol (ORS), viên hydrite (lưu ý sử dụngloại Oresol có nồng độ thẩm thấu thấp để hạn chế thời gian ti êu chảy ở trẻ). Chotrẻ uống từng ngụm nhỏ, nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong5-10 phút.Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho trẻ ăn kiêng. Trẻ lớn cho ăncháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạtđộng lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữaso với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau24 giờ.Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tínhchất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấuhiệu nặng như: Nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôncó máu hoặc ngả màu xanh; Trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu,trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.Tiêu chảy cấpĐặc điểm nhận biết: Nôn và tiêu chảy là các đặc điểm nổi bật của tiêu chảy cấp doRotavirus. Nôn thường xuất hiện trước tiêu chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dàikhoảng 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu bị tiêuchảy. Phân lỏng toàn nước, có lúc hoa cà hoa cải, có thể có nhày mũi nhưng khôngcó máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Đa số các trẻsẽ hết tiêu chảy sau 4 - 8 ngày. Vì vừa bị nôn và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễmRotavirus rất dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc thích hợp. Biến chứngnguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫnđến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Các biểu hiện của mấtnước bao gồm: Khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, đi tiểu ít, quấy khóc, kíchthích. Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.Xử trí tiêu chảy cấp do Rotavirus:+ Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội,nước canh rau, nước dừa tươi hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đườnguống như ORS, hydrite, lưu ý dung dịch ORS có độ thẩm thấu thấp.+ Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi củatrẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, cho trẻ ăn bằng thìa vì trẻ dễ bị nôn. Nếutrẻ nôn, cho trẻ nghỉ một chút rồi cho ăn lại.+ Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụpha sữa trước mỗi cữ bú, sữa được pha theo số lượng như trẻ vẫn bú lúc không bịtiêu chảy, không được pha loãng hơn, không nên đổi loại sữa khác. Tương tự nhưviệc cho ăn, nên cho trẻ bú từng ít một, nhiều lần trong ngày.+ Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước vàăn uống của trẻ.+ Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.+ Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảmnhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài (chứ không cótác dụng tiêu diệt virut - nguyên nhân gây nên tiêu chảy). Do đó trẻ vẫn tiếp tục bịtiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướngbụng, thủng ruột, tắc ruột, tử vong...+ Tránh kiêng khem quá mức như không cho trẻ uống sữa, chỉ cho trẻ ăn cháotrắng với muối sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn.Bệnh cúmBệnh này hay gặp nhất vào mùa lạnh, bệnh thường kéo dài gây mất sức cho trẻ vàdễ lây lan. Tác nhân gây bệnh là các virut cúm với rất nhiều chủng loại khác nhau.Đặc biệt đề phòng virut cúm A H5N1 lây lan từ gia cầm sang người với tỷ lệ tửvong cao.Bệnh khiến trẻ sốt cao, ho, sổ mũi, hắt hơi. Thường trẻ đau nhức cơ, mệt mỏi, ănuống kém.Xử trí ban đầu: cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, cho trẻ ăn với chế độ ăn tăngsức đề kháng, dùng thực phẩm dễ tiêu, tránh các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, dùngthức ăn có nhiều chất khoáng và vitamin như các loại súp, trái cây (cam, chanh).Cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt nếu sốt cao. Cần theo dõi các triệu chứng của bệnhcúm do H5N1 để đưa trẻ tới bệnh viện điều trị kịp thời.Một số tai nạn có thể xảy ra với trẻ em trong dịp TếtDị vật đường thở: còn gọi là sặc, là tình trạng dị vật như hạt dưa, hạt bí, hạt lạchoặc tiền xu rơi vào đường thở làm tắc nghẽn gây tử vong hoặc viêm phổi kéo dàinếu không xử trí kịp thời.Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, phải nhanh chóng xử trí khôngđể trẻ bị ngạt thở. Nếu trẻ nói được, khóc được, đưa trẻ đến ngay bệnh viện đểđược khám và gắp dị vật ra. Nếu trẻ khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê, hãythực hiện ngay thao tá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu sức khỏe tâm lý sống nghệ thuật sống đồ dùng cho trẻ nhỏ chăm sóc trẻ nhỏ dinh dưỡng cho bé cách cho bé ăn sức khỏe trẻ emTài liệu cùng danh mục:
-
Kết quả phẫu thuật tim hở ở trẻ em dưới 5kg tại Bệnh viện Trung ương Huế
8 trang 484 0 0 -
Sử dụng Test Pep-R trong đánh giá trường hợp trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng
4 trang 391 0 0 -
Giáo trình Vệ sinh dinh dưỡng (Dành cho hệ CĐ sư phạm mầm non) - Lê Thị Mai Hoa
135 trang 305 2 0 -
3 trang 196 3 0
-
8 trang 170 0 0
-
Tình trạng viêm lợi ở trẻ em học đường Việt Nam sau hai thập niên có chương trình nha học đường
4 trang 170 0 0 -
Phương pháp phát hiện sớm tật ở mắt ở trẻ
5 trang 169 0 0 -
8 trang 169 0 0
-
8 trang 164 0 0
-
7 trang 145 0 0
Tài liệu mới:
-
37 trang 0 0 0
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Trường Yên, Hoa Lư
13 trang 0 0 0 -
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Hải, Hoa Lư
10 trang 0 0 0 -
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán (Chuyên) năm 2024 - Phòng GD&ĐT Nho Quan (Đề 2)
6 trang 0 0 0 -
29 trang 0 0 0
-
42 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo
8 trang 0 0 0 -
SKKN: Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học tiểu học
22 trang 0 0 0 -
26 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước
4 trang 2 0 0