Danh mục

Câu hỏi ôn thi môn bệnh cây rừng

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 61.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu hỏi ôn tập môn bệnh hại rừng, dành cho sinh viên chuyên ngành lâm nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu hỏi ôn thi môn bệnh cây rừng CÂU HỎI ÔN THI MÔN BỆNH CÂY RỪNGCÂU 1: Thế nào là 1 cây trồng bị bệnh? Tại sao nói: Bệnh cây là kết quả tác động tổng hợpphức tạp giữa 3 yếu tố cây trồng- vi sinh vật gây bênh- điều kiện ngoại cảnh? a. Thế nào là 1 cây trồng bị bệnh: ĐN: Một cây trồng có hiện tượng sinh trưởng và phát triển ko bình thường dưới tác động của 1 hay nhiều yếu tố bên ngoài hoặc vật ký sinh nào đó gây ra những thay đổi quá trình sinh lý, dẫn đến thay đổi những chức năng, các cấu trúc giải phẫu, hình thái của từng bộ phận hoặc toàn bộ cây, thậm chí làm cho cây bị chết. Từ đó làm giảm năng suất và sản lượng của cây hoặc sản phẩm của cây gây nhiều tổn thất cho nền kinh tế. Trong tự nhiên bệnh cây nói chung và bệnh cây rừng nói riêng là rất phổ biến và biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau, có nguyên nhân gây bệnh, quá trính phát sinh, phát triển bệnh mỗi lúc mỗi nơi ko giống nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các loại cây bị bệnh đều có những yếu tố giống nhau: + Bệnh đều làm cho cây suy yếu, phát sinh phát dục kém hoặc ngừng trệ, năng suất giảm sút, một bộ phận hay toàn bộ cây bị biến dạng, bệnh nặng có thể làm cho cây bị chết. Nguyên nhân là do thay đổi 1 hay nhiều quá trình sinh lý trong cây. + Khi điều kiện ngoại cảnh vượt quá hạn độ thì tác dụng sinh lý thực vật sẽ gây ra những hiện tượng làm cho các tế bào, cơ quan bị phá hoại, thậm chí chết cây. b. Bệnh cây là tác động tổng hợp phức tạp của 3 yếu tố cây trồng- vi sinh vật gây bệnh- điều kiện ngoại cảnh vì: Bệnh cây chỉ xuất hiện khi nào nguồn bệnh ban đầu tiếp xúc với cây chủ, tiến hành được quá trình xâm nhiễm và tạo ra các triệu chứng ngoài. Do đó điều kiện gây ra bệnh cây là: + Phải có mặt cây chủ cảm bệnh và ở giai đoạn cảm bệnh. Nếu cây có khả năng kháng bệnh thì khó có khả năng bị xâm nhiễm. + Phải có nguồn lây bệnh ban đầu (VSV) với số lượng đạt mức “ lượng xâm nhiễm tối thiểu” cho phép bệnh phát triển được. Nếu SL ít thì khó gây bệnh cho cây. + Phải có điều kiện ngoại cảnh tương đối phù hợp cho phép quá trình xâm nhiễm tiến hành được mà không phù hợp cho cây trồng. Khi ĐK ngoại cảnh thỏa mãn yêu cầu của cây thì cây sinh trưởng và phát triển bình thường, thuận lợi và lúc đó cây ko thể mắc bệnh.CÂU 2: Những điều kiện cơ bản quyết định đến sự phát sinh, phát triển của bệnh cây xâmnhiễm? Bệnh xâm nhiễm là kết quả của quá trình tác động phức tạp giữa cây trồng, VSV gây bệnh và điềukiện ngoại cảnh. Bệnh xâm nhiễm chỉ khi nào nguồn bệnh ban đầu tiếp xúc được với cây chủ, thựchiện quá trình xâm nhiễm và tạo ra các triệu chứng bệnh bên ngoài.Điều kiện cơ bản quyết định đến sự phát sinh phát triển: - Phải có mặt cây chủ cảm bệnh ở gian đoạn cảm bệnh. - Phải có nguồn gây bệnh ban đầu với số lượng đạt mức “ lượng xâm nhiễm tối thiểu” cho phép cây bệnh phát triển được. - Phải có điều kiện ngoại cảnh tương đối phù hợp cho phép quá trình XN tiến hành được.CÂU 3: Mục đích và phương châm phòng trừ bệnh hại lâm nghiệp? làm thế nào để quán triệtphương châm đó trong công tác phòng trừ dịch bệnh cây rừng?MỤC ĐÍCH: mục đích cuối cùng của KHBC là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặtkinh tế nhằm hạn chế tác hại của bệnh cây, bảo vệ cây làm cho cây sinh trưởng và phát triển bìnhthường, tăng cường hiệu quả sinh thái và hiệu quả kinh tế. phòng trừ bệnh hại lâm nghiệp để BV, giữvững, nâng cao hiệu quả hệ sinh thái rừng để đi đến tiêu chí cuối cùng là điều chỉnh khống chế sinhquần thích hợp theo hướng có lợi cho con người.PHƯƠNG CHÂM: “ Phòng ngừa bệnh là chính yếu, trừ phải làm sớm, kịp thời, toàn diện, và đảmbảo hiệu quả kinh tế, nhanh gọn, phòng- trừ kết hợp với nhau thành 1 hệ thống tổng hợp”.QUÁN TRIỆT PHƯƠNG CHÂM: - Trong một hệ sinh thái rừng ổn định, chúng ta khó tiêu diệt hết vật gây bệnh, hoặc ko nên tiêu diệt hết chúng. Vì sự tồn tại và phát triển của chúng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái rừng. Do đó ta phải khống chế điều khiển sinh quần thích hợp theo hướng có lợi cho con người. - Cân bằng sinh thái là vấn đề quan trọng trong việc phòng trừ bệnh cây. Đó là trạng thái ổn định tương đối về chức năng và kết cấu trong một thời gian nhất định của HST.Nguyên nhân của sự mất cân bằng sinh thái bao gồm yếu tố tự nhiên và con người, trong đó con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến động trên diện tích lớn. - Khi phòng trừ bệnh cây chúng ta cũng ko nên quên vấn đề an toàn xã hội và lợi ích kinh tế. - Cần nắm vững quá trình phát sinh, phát triển của dịch bệnh của 1 bệnh cụ thể là hướng cơ bản của nguyên lý phòng trừ bệnh hại. - Tăng cường biện pháp kỷ thuật lâm sinh. - Cải thiện điều kiện môi trường tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của cây. - Điều tra, tăng cường công tác dự tính dự đoán bệnh ...

Tài liệu được xem nhiều: