Danh mục

Cây thuốc Đông y - BẠCH CẬP

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.03 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên khác: Liên cập thảo. Tên khoa học: Bletilla hyacinthina R. Br. = Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f., họ Lan (Orchidaceae). Mô tả: Cây: Cây thảo sống lâu năm, cao độ 0,9m, rễ phình lên thành củ, lá mọc từ rễ lên chừng 3 đến 5 lá hình mác dài từ 18-40cm, rộng 5cm, hè màu đỏ tím.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc Đông y - BẠCH CẬP Cây thuốc Đông y - BẠCH CẬP BẠCH CẬP (白及) Rhizoma BletillaeTên khác: Liên cập thảoTên khoa học: Bletilla hyacinthina R. Br. = Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f., họ Lan(Orchidaceae).Mô tả:Cây: Cây thảo sống lâu năm, cao độ 0,9m, rễ phình lên thành củ, lá mọc từ rễ lên chừng3 đến 5 lá hình mác dài từ 18-40cm, rộng 5cm, hè màu đỏ tím. Quả hình thoi có 6 cạnhdài khoảng 3cm đường kính 1cm.Dược liệu: Thân rễ hình cầu dẹt, không đều, hầu hết có ngạnh dạng móng, dài 1,5- 5 cm,dày 0,5-1,5 cm. Mặt ngoài trắng ngà hoặc trắng xám, bên trên có vài vòng đồng tâm, cócác nốt màu nâu là sẹo của rễ con, các sẹo của thân nhô cao lên, mặt dưới có vết của củkhác nối liền. Chất cứng chắc khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang màu hơi trắng trong như sừng.Thân rễ không mùi, vị đắng, nhai dính, dẻo.Phân bố: Cây mọc hoang ở vùng núi cao hoặc trồng làm thuốc và làm cảnh.Bộ phận dùng: Thân rễ chế biến, phơi hay sấy khô của cây Bạch cập (Bletillahyacinthina R. Br. = Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f.), họ Lan (Orchidaceae).Thu hái: Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, đào lấy thân rễ, bỏ rễ con, rửa sạch đất cát,luộc hoặc đồ lên đến khi mặt cắt ngang thân rễ không còn lõi trắng, phơi đến khô mộtnửa, bỏ vỏ ngoài rồi phơi tiếp đến khô.Tác dụng dược lý:+ Tác dụng cầm máu: Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu củùa thỏ, gianhanh tốc độ lắng máu. Chích dịch nhầy Bạch cập vào tĩnh mạch chủ dưới của ếch, quansát thấy hồng cầu ngưng kết trong mạch máu ngoại vi hình thành máu khối có tác dụngbịt những mạch máu bị tổn thương mà không gây tắc các mạch lớn. Bạch cậâp ít gây kíchthích tại chỗ, những huyết khối do Bạch cập gây nên tự tiêu trong vòng 5 ngày. Người tacắt ngang đùi thỏ, kẹp các động mạch lớn lại rồi đắp nước Bạch cập lên, máu đang chảyđược cầm ngay.Tác dụng cầm máu của Bạch cập có liên quan đến thành phần chất nhầy (Trung DượcHọc).- Tác dụng của thuốc đối với thủng dạ dầy và hành tá tràng: Thực nghiệm trên chó gâymê, thực nghiệm chọc thủùng nhân tạo dạ dầy và tá tràng mỗi chỗ một lỗ đường kính1cm, bơm vào 9g bột Bạch cập, sau 15 giây, bột Bạch cập lấp kín, 40 giây sau hình thànhmột màng phủ kín lỗ thủng. Nhưng nếu cho chó ăn no và lỗ thủng to thì thuốc không cótác dụng (Trung Dược Học).Tác dụng đối với dạ dầy và ruột viêm: Bột Bạch Cập được dùng trong 69 cas loét xuấthuyết. Trong tất cả các trường hợp này máu đều cầm lại (trung bình 5-6 ngày). Bột BạchCập được dùng trong nhiều trường hợp loét và thủng. Trong 1 lô 29 trường hợp thì 23 caskhỏi, 1 cas phải mổ, 4 cas khác chết (1 cas bị sốc xuất huyết khi đang điều trị, 3 cas khácbị rủi ro). Điều này cho thấy Bạch Cập Bạch Cập được dùng điều trị những cas chọn lọcvề loét dạ dầy tá tràng. Việc điều trị này chống chỉ định trong các trường hợp sau:a) Không có chỉ định đúng là loét dạ dầy tá tràng.b) Những bệnh nhân vừa mới ăn xong.c) Những người xét nghiệm thấy bị sưng, sôi bụng hoặc đau khi khám qua đường hậumôn.d) Những người không ổn định vì nhiều lý do. Một số bệnh án cho thấy rằng Bạch Cậpkhông được dùng đối với các vết loét vì các lý do sau:¨ Bột Bạch Cập có thể làm tăng nhu động và vì vậy có thể làm tăng vết loét.¨ Bột Bạch Cập có thể làm tăng nhu động gây ra nôn mửa nhiều, có thể làm tăng lỗ rò.¨ Vì bột Bạch Cập có chất dính nên nó có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng nếu nóxâm nhập vào ổ bụng (Trung Dược Học).- Tác dụng kháng khuẩn: Trong ống nghiệm, Bạch cập có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram(+), có tác dung ức chế mạnh trực khuẩn lao ở người. Thuốc có tác dụng ức chế tụ trựckhuẩn trắng và liên cầu A, làm tăng sinh tổ chức hạt, giúp cho vết thương chóng lànhmiệng (Trung Dược Học).- Tác dụng thay huyết tương: Gây choáng mất máu trên súc vật thực nghiệm, 2% dịchthuốc có tác dụng thay huyết t ương. Trên lâm sàng cũng chứng minh thuốc có tác dụngduy trì dung lượng máu và nâng cao huyết áp (Trung Dược Học).Điều Trị Lao Phổi: Bột Bạch Cập được dùng cho 60 trường hợp lao mạn tính không đápứng được với thuốc điều trị thông thường. Sau khi uống thuốc 3 tháng, 42 trường hợpđược khỏi (kết quả X.quang giảm, hang khép lại, ESR bình thường, đờm âm tính, cáctriệu chứng biến mất), 13 trường hợp tiến triển khả quan, 2 trường hợp không có biếnchuyển. Các nghiên cứu khác cũng có kết quả t ương tự (Trung Dược Học).Điều Trị Dãn Phế Quản: Dùng dài ngày (3-6 tháng) Bạch Cập cho 21 trường hợp dãn phếquản thấy đờm và ho có giảm, kiểm soát được ho ra máu (Trung Dược Học).Đối với vết bỏng và chấn thương: Dùng dầu + bột Bạch Cập đắp tại chỗ cho 48 cas bịbỏng và chấn thương (dưới 11% của cơ thể), 5-6 ngày thay băng 1 lần. Tất cả đều khỏitrong vòng 1-3 tuần (Trung Dược Học).- Tác dụng chống ung thư: Chất nhầy cửa Bach cậâp là thành phần có tác dụng chống ungthư (Trung Dược Học).Độc tính: Độc tính của Bạch cậâp lúc phối ngũ với Phụ tử, Xuyên ô và Thả ...

Tài liệu được xem nhiều: