Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÁT CĂN

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.21 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÁT CĂN (葛根) Radix Puerarie. Tên khác: Sắn dây. Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth., họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây: Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m. Rễ phát triển thành củ dài, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÁT CĂN Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÁT CĂN Cây Sắn dâyCÁT CĂN (葛根)Radix PuerarieTên khác: Sắn dâyTên khoa học: Pueraria thomsoni Benth., họ Đậu (Fabaceae).Mô tả:Cây: Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m. Rễ phát triển thànhcủ dài, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hìnhchùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽlá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lôngmềm, thắt lại giữa các hạt.Dược liệu: Rễ củ đã cạo lớp bần bên ngoài, hình trụ, hoặc hình bán trụ, dài 12 - 15cm, đường kính 4 - 8 cm, có khi là những lát cắt dọc hoặc vát, dày, có kích thướckhác nhau. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng, đôi khi còn sót lại ở các khe một ít lớpbần màu nâu. Chất cứng, nặng và nhiều bột. Mặt cắt ngang có nhiều sợi tạo thànhnhững vòng đồng tâm màu nâu nhạt; mặt cắt dọc có nhiều vân dọc do các sợi tạonên. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát.Bộ phận dùng: Vị thuốc là rễ củ cạo vỏ phơi khô của cây Sắn dây (Puerariathomsoni Benth.), họ Đậu (Fabaceae).Phân bố: Cây được trồng ở nhiều nơi làm thực phẩm và làm thuốc.Thu hái: Rễ củ sắn dây được thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông đào lấy rễ củ,rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần, cắt thành khúc hay bổ dọccủ hay thái lát dày hoặc miếng và phơi hoặc sấy khô.Tác dụng dược lý:+ Tác dụng Giải nhiệt:. Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc Cát căn có tác dụng giải nhiệt mạnh (‘NghiênCứu Dược Lý Tác Dụng giải Nhiệt Một Số Thuốc Trung Y’, Trung Hoa Y HọcTạp Chí 1956, 42 (10): 964-967).. Nước sắc loại Cát căn mọc ở Nhật Bản có tác dụng hạ nhiệt đối với thỏ được gâysốt nhân tạo (Trung Dược Học).+ Tác dụng giãn cơ: Chất Daidzein có tác dụng gĩan cơ ở ruột của chuột, tương tựnhư chất spasmaverine (Trung Dược Học).+ Tác dụng đối với tim mạch: Chích chất Puerarin vào động mạch cảnh trong củachó được gây mê, thấy tăng lưu lượng máu trong não và giảm sức đề kháng củamạch máu. Tác dụng này kéo dài khoảng 20 phút. Chích tĩnh mạch có tác dụngnhẹ hơn và không thể so sánh với hiệu quả của Epinephrin hoặc Norepinephrine.Cát căn thường làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch.Chất Tincture hoặc chất Puerarin của Cát căn làm tăng lưu lượng máu trong độngmạch vành của chó (Trung Dược Học).+ Điều trị huyết áp cao: Dựa vào công trình theo dõi điều trị dài ngày việc dùngCát căn trị cổ gáy cứng, đau do ngoại nhân, cho thấy nước sắc Cát căn có tác dụngđối với chứng gáy cứng đau do huyết áp cao gây nên. Nước sắc Cát căn cho thấy33% bớt các triệu chứng chủ quan, có tiến triển đối vơi 58%. Thuốc cũng đồngthời cải thiện các triêïu chứng khác như chóng mặt, đầu đau, tự nó không có tácdụng đối với huyết áp thấp (Trung Dược Học).+ Điều trị rối loạn ở động mạch vành: Nghiên cứu dùng nước sắc Cát căn cho thấythuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38% cócải thiện, 42% có cải thiện điện tâm đồ. Thường các dấu hiệu cải thiện xẩy ratrong khoảng 1 tháng. Hiệu quả không rõ lắm đối với bất cứ trường hợp giảmCholesterol (Trung Dược Học).+ Dùng trong tai mũi họng: Nước sắc Cát căn cho 33 ca điếc đột ngột uống mỗingày, kèm uống thêm Vitamin B complex. Kết quả 9 ca khỏi, 6 ca có dấu hiệu tiếntriển (Trung Dược Học).+ Gĩan động mạch vành: Kết quả thực nghiệm cho thấy, nước sắc Cát căn có tácdụng đối kháng với nội kích tố thùy sau, gây phản ứng thiếu máu cơ tim cấp(‘Nghiên Cứu Thực Nghiệm Và Ứng Dụng lâm Sàng Vị Cát Căn Phòng trị BệnhTâm Phế, Bệnh Mạch Vành và Huyết Áp Cao’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972,42 (10): 96-102).+ Có tác dụng tăng lượng huyết ở não do làm gĩan mạch não trên súc vật thựcnghiệm (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972, 42 (10): 96 -102).+ Nước sắc Cát căn có tác dụng thu liễm, tiêu viêm, làm gĩan co thắt của cơ (SổTay Lâm Sàng Trung Dược).Thành phần hóa học chính:Tinh bột 12 - 15% (rễ tươi)Flavonoid:+ Puerarin, Puerarin – Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid(Trung Dược Học).+ Daidzein, Daidzin, Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside(Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2): 67).+ Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự, C A 1990, 112:42557y).+ Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside), Genistein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1,3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1987, 35(12): 4846).Công năng: Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương đểchỉ tả.Công dụng:- Chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt.- Chế tinh bột làm thực phẩm, làm thuốc.Cách dùng, liều lượng: 8 -12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc. Có thể chế bột Sắn dây(tinh bột) pha nước uống.Bào chế: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát và phơi khô.Bài thuốc:1. ...

Tài liệu được xem nhiều: