Danh mục

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS part 5

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 519.40 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Điều trị: + Phế cầu nhậy cảm với penicillin: Penicilin G 400.000 đơn vị/kg mỗi 6 giờ, kéo dài 7 - 10 ngày. + Phế cầu kháng penicillin: Cefotaxime 200 - 300mg/kg mỗi 8 giờ tiêm tĩnh mạch, hoặc ceftriaxone 50-80 mg/kg/ngày chia 2 lần. 8.1.5.2. Bệnh do tụ cầu vàng - Lâm sàng: Nhiễm tụ cầu vàng thường xảy ra ở bệnh nhân có tiêm chích ma túy. Các biểu hiện chính: + Viêm da, viêm nang lông: mụn mủ ngoài da, nhọt.., bệnh nhân có thể có sốt. + Nhiễm trùng huyết: sốt cao, rét run, tình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS part 5- Điều trị: + Phế cầu nhậy cảm với penicillin: Penicilin G 400.000 đơn vị/kg mỗi 6 giờ, kéo dài 7 - 10 ngày. + Phế cầu kháng penicillin: Cefotaxime 200 - 300mg/kg mỗi 8 giờ tiêm tĩnh mạch, hoặc ceftriaxone 50-80 mg/kg/ngày chia 2 lần.8.1.5.2. Bệnh do tụ cầu vàng- Lâm sàng: Nhiễm tụ cầu vàng thường xảy ra ở bệnh nhân có tiêm chích matúy. Các biểu hiện chính: + Viêm da, viêm nang lông: mụn mủ ngoài da, nhọt.., bệnh nhân có thể có sốt. + Nhiễm trùng huyết: sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm trùng toàn thân. + Viêm cơ, áp-xe cơ, viêm khớp, viêm cốt tủy xương: bệnh nhân có sốt; các vùng cơ viêm sưng nóng đỏ đau; các khớp bị tổn thương sưng đau, hạn chế vận động... + Viêm phổi, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi: sốt, ho, khó thở; nghe phổi có ran ẩm, tiếng cọ màng phổi... + Viêm màng não, áp-xe não, viêm tắc tĩnh mạch não, áp-xe ngoài màng cứng: bệnh nhân có sốt, đau đầu, có thể có dấu thần kinh khu trú, liệt vận động và rối loạn cơ tròn... + Viêm nội tâm mạc: sốt kèm rét run, có thể có biểu hiện tắc mạch đầu chi, thiếu máu; nghe tim có tiếng thổi ở các ổ van.- Chẩn đoán: + Cấy máu, đờm, mủ áp-xe và các bệnh phẩm khác để phân lập tụ cầu vàng gây bệnh. + Nhuộm Gram các bệnh phẩm đờm, mủ áp-xe, dịch màng phổi... có thể thấy các cầu khuẩn Gram (+) xếp thành đám. + X-quang phổi: hình ảnh nhiều ổ áp-xe, có thể có tràn dịch màng phổi. + Siêu âm tim: sùi van tim, có thể có tràn dịch màng ngoài tim, áp-xe cơ tim... 33 + Chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ cột sống nếu nghi ngờ các biến chứng hệ thần kinh trung ương và cột sống nếu có điều kiện.- Điều trị: Tốt nhất lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ. Liều lượng khángsinh, đường dùng và thời gian sử dụng phụ thuộc vào vị trí và mức độ nhiễmtrùng. + Phác đồ ưu tiên: Các thuốc penicillin chống tụ cầu (methicillin, oxacillin..) hoặc cephalosporin thế hệ I (cephazolin, cephalothin...) tiêm truyền, liều trung bình 100mg/kg cân nặng/ngày + một aminoglycoside (gentamycin, neltimycin..). + Thuốc uống: cephalexin 500mg x 4 lần/ngày. Chỉ định cho những trường hợp nhiễm tụ cầu nhẹ, không lan tỏa. + Phác đồ thay thế: Chỉ định khi S.aureus kháng methicillin. Dùng vancomycin truyền tĩnh mạch 1g x 2 lần/ngày ± một aminoglycoside (gentamycin, neltimycin..) hoặc rifampicin uống 300mg x 2 lần/ngày.8.1.5.3. Bệnh do Mycobacterium avium Complex (MAC):- Triệu chứng: + Sốt kéo dài + Thiếu máu nhẹ hoặc vừa + Sụt cân + Hạch to + Có thể gan to, lách to- Chẩn đoán: + Sinh thiết hạch + Sinh thiết tủy xương + Cấy máu- Điều trị: Clarythromyxin hoặc azithromyxin 1g/ngày kết hợp với Rifampicin(600mg/ngày) và Ethambuton (800-1200mg/ngày) trong vòng 5 tuần. 348.1.5.4. Nhiễm khuẩn huyết do Salmonella:- Triệu chứng chung của nhiễm khuẩn huyết: + Sốt cao kèm ớn lạnh + Chướng bụng + Ỉa lỏng phân không có nhày máu mũi + Gan lách có thể to + Mạch nhanh, huyết áp có thể hạ + Có thể sảng, lú lẫn.- Chẩn đoán nguyên nhân chủ yếu dựa vào cấy máu, cấy phân.- Điều trị : Các kháng sinh còn tác dụng bao gồm:  Fluoroquinolon (Pefloxaxin, Ciprofloxaxin, Levofloxaxin).  Các Cephalosporin thế hệ III (Cefotaxim, Ceftriaxon, Ceftazidim).  Các kháng sinh Beta Lactamin + chất ức chế beta-lactamase.8.2. Điều trị dự phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễmHIV/AIDS:Có 2 loại điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội:  Điều trị dự phòng thứ phát: là việc tiếp tục điều trị duy trì sau khi bệnh nhân đã mắc nhiễm trùng cơ hội đó và đã được điều trị ổn định.  Điều trị dự phòng tiên phát: bản thân bệnh nhân chưa mắc nhiễm trùng cơ hội đó bao giờ, khi xét nghiệm về miễn dịch (TCD4 hoặc tổng số tế bào lympho) thấy ở mức cần phải điều trị dự phòng, đặc biệt là ở những bệnh nhân chưa được điều trị bằng ARV.8.2.1. Các nhiễm trùng cơ hội cơ bản cần được điều trị dự phòng:- Viêm phổi do Pneumocytis carinii- Viêm não do Toxoplasma- Nấm (Penicillium và Cryptococcus) 35- Tại Việt Nam, do nhiễm lao tiềm ẩn chưa được phát hiện trong quần thể dâncư nói chung và trong những người nhiễm HIV còn cao, nên không khuyến cáođiều trị dự phòng Lao, tránh xuất hiện các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc.8.2.2. Cách dự phòng một số NTCH:8.2.2.1. Dự phòng viêm phổi PCP:- Dự phòng tiên phát: + Người bệnh ở giai đoạn III, IV, không phụ thuộc vào số TCD4 + Người bệnh ở giai đoạn ...

Tài liệu được xem nhiều: