Thông tin tài liệu:
Chấn thương bụng bao gồm chấn thương bụng kín hay còn gọi là chạm thương bụng vàchấn thương bụng mở hay còn gọi là vết thương bụng. Chấn thương bụng kín hay mở đều cóthể gây nên tổn thương tạng rỗng hoặc tạng đặc. Tuy vậy, về nguyên nhân, cơ chế tổnthương, các bước chẩn đoán, kỹ thuật điều trị và tiên lượng thì rất khác nhau
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chấn thương bụngChấn thương bụng(Yduocvn.com) - Chấn thương bụng ( Phạm Văn Lai ) Mục tiêu học tập1. Nêu được đặc điểm dịch tễ học của chấn thương bụng2. Nêu được các tổn thương giải phẫu bệnh lý thường gặp trong chấn thương bụng3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của chấn thương bụng có tổn thương nộitạng4. Trình bày được chỉ định điều trị ngoại khoa trong chấn thương bụng5 .Nêu được các bước chẩn đoán và phương pháp sơ cứu ban đầu chấn thương bụng ở tuyếncơ sở Nội dung Chấn thương bụng bao gồm chấn thương bụng kín hay còn gọi là chạm thương bụng và chấn thương bụng mở hay còn gọi là vết thương bụng. Chấn thương bụng kín hay mở đều có thể gây nên tổn thương tạng rỗng hoặc tạng đặc. Tuy vậy, về nguyên nhân, cơ chế tổn thương, các bước chẩn đoán, kỹ thuật điều trị và tiên lượng thì rất khác nhau 1.Dịch tễ bệnh 1.1.Sự thường gặp: - Trong tai nạn giao thông 50% các trường hợp bị chấn thương bụng kín. - Trong tai nạn sinh hoạt 20% các trường hợp có chấn thương bụng mở 1.2.Tuổi và giới+ Từ 11- 30 tuổi chiếm 60%. Trong đó 70% là nam1.3. Tạng bị tổn thương: ( theo J.L Pailler ) Vết thương bụng Chạm thương bụng % % * Ruột non 48 * lách 25 * Ruột già 28 * Gan 15 * Tụ máu sau phúc mạc * Gan 16 13 * Thận * lách 12 12 * Dạ dày *Ruột non 11 9 * Thận 8 * Bàng quang 5 * Mạc treo * Bàng quang 7 5 * Trực tràng * Đại tràng 7 4 * Tá tuỵ * Tá tràng 5 4 * Mạch máu lớn * Mạch máu lớn 3 22. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh2.1. Chấn thương bụng kín + Nguyên nhân:Tai nạn giao thôngTai nạn lao độngTai nạn thể thaoTai nạn sinh hoạt + Cơ chế: Va đập trực tiếp: Bụng đập vào tác nhânTác nhân đập vào bụng Va đập gián tiếp: Tăng áp lực ổ bụng đột ngột quá mức2.2. Chấn thương bụng mở ( vết thương bụng )+ Vết thương bụng do hoả khí: đạn bắn, mảnh bom, lựu đạn,+ Vết thương bụng do các vật sắc nhọn: dao đâm, cọc sắt, cọctre, gỗ,3. Giải phẫu bệnh lý3.1. Tổn thương thành bụng:+ Chạm thương bụng: Tụ máu, dập nát cơ, đứt cơ nhưng phúc mạc không bị thủng+ Vết thương bụng: Vết thương làm tổn thương tất cả các lớp của thành bụng làm cho ổ bụngthông với bên ngoài3.2. Tổn thương tạng đặc:+ Chạm thương bụng thường gây nên các vết nứt, rạn, tạng đặc đơn giản nhưng cũng có thểgây nên những dập nát phức tạp , những tụ máu dưới bao hoặc trong sâu của tạng.+ Vết thương bụng thì thường là gây nên một vết xuyên đơn giản vào tạng đặc nhưng cũng cókhi nó gây nên những tổn thươngcấu trúc trung tâm của tạng hoặc đứt cuống tạng3.3. Tổn thương tạng rỗng + Chấn thương bụng kín chỉ gây vỡ tạng rỗng khi có chấn thương mạnh và tạng rỗng đang ởtrong tình trạng căng, có vật cứng kê ( cột sống ) Tổn thương thường là dập, vỡ ruột non đoạnnằm trước cột sống, đại tràng, bàng quang.v v+ Vết thương bụng thường gây thủng tạng rỗng nhiều hơn và ở nhiều vị trí.3.4 Tổn thương mạch máu+ Vỡ hoặc đứt mạch máu lớn hoàn toàn không bao giờ gặp ở trên bàn mổ.+ Chỉ gặp các trường hợp vỡ không hoàn toàn, biểu hiện dưới hình thái tắc mạch, thiếu máuthứ phát hoặc tổn thương những mạch máu rất nhỏ…3.5. Những tổn thương phối hợpNhững tổn thương phối hợp cổ điển thường gặp trong chạm thương bụng là: - + vỡ lách + thùytrái gan + Vỡ lách + dập thân tráiNhững tổn thương phối hợp trong vết thương bụngVết thương ngực – bụngVết thương hõm thận - bụngVết thương chậu hông – bụngVết thương tầng sinh môn – bụng5. Triệu chứng lâm sàng5.1 Triệu chứng cơ năng+ Đau khu trú ở một vùng tương đương với tạng bị tổn thương là tạng đặc. Đau thường xuyên,không giảm, đ ...