Danh mục

Chiến lược cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn có thể cải thiện mối quan hệ của mình với nhân viên khác bằng cách nhìn nhận vấn đề từ hoàn cảnh của họ. Ví dụ, bạn thấy bực mình khi đồng nghiệp chỉ trả lời cụt ngủn trong khi bạn đã gửi email trình bày chi tiết, cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp Chiến lược cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp Bạn có thể cải thiện mối quan hệ của mình với nhân viên khác bằng cách nhìn nhận vấn đề từ hoàn cảnh của họ. Ví dụ, bạn thấy bực mình khi đồng nghiệp chỉ trả lời cụt ngủn trong khi bạn đã gửi email trình bày chi tiết, cụ thể. Dù không nhất thiết phải là những người bạn thân thiết nhưng bạn cần hợp tác ăn ý với đồng nghiệp để công việc đạt hiệu quả cao. Nếu hiện tại mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp không như ý muốn, hãy cải thiện bằng 7 chiến lược sau: 1. Xác định mục tiêu chung Nếu mỗi người một ý và khăng khăng thực hiện theo ý mình, thật khó để dự án có thể hoàn thành đúng hạn. Do đó, trước khi bắt tay vào công việc, bạn và đồng nghiệp nên thảo luận, đặt ra mục tiêu chung về hướng đi, kết quả cần đạt được… Các bạn nên gặp mặt trực tiếp để thống nhất mọi việc và có thể lập văn bản nếu cần. Điều này sẽ giúp mọi người đi đúng hướng và tránh sự bất đồng không cần thiết trong quá trình thực hiện. 2. Đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác Bạn có thể cải thiện mối quan hệ của mình với nhân viên khác bằng cách nhìn nhận vấn đề từ hoàn cảnh của họ. Ví dụ, bạn thấy bực mình khi đồng nghiệp chỉ trả lời cụt ngủn trong khi bạn đã gửi email trình bày chi tiết, cụ thể. Nhưng nếu đặt mình vào vị trí của họ, bạn sẽ biết rằng cô ấy bận rộn với trăm công nghìn việc đến nỗi không có thời gian nghỉ ngơi huống hồ có thể viết lại cho bạn bức thư dài dòng. Cô ấy sẽ đánh giá cao nếu bạn trình bày ngắn gọn và đi vào trọng tâm vấn đề khi nói chuyện. Tương tự với đồng nghiệp nói nhiều, kể lể chi tiết cuộc hẹn hò tối hôm trước. Anh ấy khiến bạn xao nhãng nhưng mục đích của câu chuyện có thể đơn giản chỉ là giải toả áp lực công việc. Khi đó, hãy dành chút thời gian cho anh ta rồi lịch sự nhắc nhở mọi người quay trở về dự án đang thực hiện. 3. Biết kiềm chế khi đồng nghiệp “xấu tính” Bạn vừa hụt mất một khách hàng lớn và đồng nghiệp luôn cạnh tranh với bạn đã chia sẻ một cách mỉa mai: “Tôi nghe nói bạn vừa bỏ lỡ một khách hàng lớn. Tiếc quá nhỉ?” Trên thực tế, người đó nói vậy để bạn phản ứng lại một cách tiêu cực và làm bẽ mặt bạn hơn. Trong tình huống này, bạn nên đưa ra một câu trả lời lịch sự và thẳng thắn: “Đó chỉ là do không may mắn nhưng tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm hữu ích: “hoặc đơn giản chỉ cảm ơn sự quan tâm của đồng nghiệp. Dù trả lời thế nào, hãy tránh lời qua tiếng lại. Đồng nghiệp sẽ hả hê nếu bạn phản ứng lại một cách tiêu cực. Và điều đó sẽ làm cho sự hợp tác giữa 2 người trở nên tồi tệ hơn. 4. Không ép buộc đồng nghiệp Bạn có thể thấy bực mình khi đồng nghiệp phạm sai lầm ảnh hưởng tới công việc của bạn nhưng lại hành động như thể không làm gì sai. Nhưng bạn không nên suốt ngày nhắc đi nhắc lại vấn đề đó và yêu cầu họ phải có trách nhiệm. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn bởi đồng nghiệp sẽ cố chấp, thậm chí phủ nhận nếu có người cứ nói toáng lên sai lầm của họ. Vì vậy, hãy khéo léo nhắc nhở họ và tập trung khắc phục sai sót. Và nếu vấn đề quá nghiêm trọng, bạn có thể báo lại với người quản lí. 5. Nhớ rằng thái độ tiêu cực của đồng nghiệp không phải do hoặc nhằm vào bạn Có thể đồng nghiệp thờ ơ với bạn vì những người cộng tác trước đã không tín nhiệm cô ấy và cho rằng lần hợp tác này cũng vậy. Vì thế bạn không nên thất vọng mà hãy thay đổi cách nhìn nhận của cô ấy. Tìm cách thân thiết với cô ấy hơn, trao đổi thông tin thường xuyên, góp ý cũng như hỏi ý kiến cô ấy khi cần thiết… Sự tin cậy lẫn nhau sẽ giúp công việc diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn. 6. Luôn lịch sự và chuyên nghiệp Hãy luôn luôn chân thành với đồng nghiệp và cố gắng hợp tác trên con đường dài. Kể cả khi có ai đó cản trở, duy trì sự chuyên nghiệp và khéo léo sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả với tất cả những người mình hợp tác. Bạn không phải trở thành người bạn tốt nhất của mọi đồng nghiệp mà chỉ cần làm việc hiệu quả nhất với họ. 7. Xem xét lại thái độ của bạn Hãy nhớ rằng thói quen của bạn cũng có thể khiến đồng nghiệp bực mình. Ví dụ, những email dài hàng trang của bạn chỉ để trả lời một câu hỏi đơn giản sẽ khiến đồng nghiệp mất nhiều thời gian. Chỉ cần bạn điều chỉnh một chút trong thái độ, thói quen của mình để tương thích với đồng nghiệp, mối quan hệ giữa các bạn sẽ được cải thiện và hiệu quả công việc cũng vậy. Lời kết Khả năng hoà hợp với mọi người không chỉ giúp cho công việc trôi chảy hơn mà sự nghiệp của bạn cũng được cải thiện. Ngoài ra, các công ty luôn tìm kiếm các cá nhân có thể hợp tác thành công với đồng nghiệp, kể cả những người khó tính nhất. Do đó, “tâm đầu ý hợp” với đồng nghiệp sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bạn. Theo MSN (dantri.com.vn/jobs.vietnamnet.vn) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: