Chính sách phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) tại Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) tại Việt Nam Chính sách phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) tại Việt Nam Phạm Thị Trầm, Nguyễn Thị Hằng Viện Địa lý nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Báo cáo rà soát nông nghiệp và lương thực của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), Việt Nam có lợi thế về phát triển nông nghiệp với tài nguyên nước phong phú, nhưng gần 60% tổng nguồn nước của Việt Nam lại bắt nguồn từ bên ngoài đồng thời sự phân bố tài nguyên này lại có sự khác biệt giữa các vùng miền, mùa vụ. Bên cạnh đó, đất cho phát triển nông nghiệp lại khan hiếm với diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người khoảng 0,12 ha, bằng 1/6 mức trung bình của cả thế giới. Diện tích đất nông nghiệp tăng nhanh vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX đạt mức 61% và duy trì tương đối ổn định cho đến thời điểm hiện tại (OECD, 2015). Phát huy lợi thế tự nhiên, nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì tăng trưởng trung bình ở mức cao của khu vực. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng, sản phẩm nông nghiệp ngày càng khẳng định vị trí trên toàn cầu. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của OECD (2019), nông nghiệp Việt Nam gây áp lực lớn và ngày càng tăng lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và các hóa chất khác đã góp phần làm suy thoái dần chất lượng nước và đất. Cùng với biến đổi khí hậu, sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên do sử dụng quá mức các yếu tố đầu vào gây ra rủi ro đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng năng suất và sản lượng hiện tại. Đồng thời, lĩnh vực nông nghiệp cũng chiếm gần 1/3 lượng phát thải khí nhà kính (KNK) của Việt Nam (OECD, 2019). Trong nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2020, bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) so với kịch bản phát triển thông thường (BAU). Để đạt được mục tiêu này, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là một những lĩnh vực quan trọng góp phần trong việc giảm phát thải 442 KNKvà thích ứng với BĐKH. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu (QĐ 891/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/3/2020), trong đó xác định các nhóm nhiệm vụ theo 3 mức độ (bắt buộc, ưu tiên và khuyến khích) thuộc 5 nhóm mục tiêu (giảm nhẹ phát thải KNK, thích ứng với BĐKH, chuẩn bị nguồn lực, thiết lập hệ thống công khai và minh bạch, và xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế). Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH (CSA) sẽ phải được thúc đẩy để đóng góp cho việc thực hiện kế hoạch. Mặc dù đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ, sự hỗ trợ về kĩ thuật, công nghệ của quốc tế và sự đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân thông qua các dự án phát triển nông nghiệp xanh và bền vững (CCAFS, 2017) nhưng CSA chưa thực sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian qua. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phát triển CSA là cơ chế, chính sách và các giải pháp cụ thể chưa thực sự được đề xuất một cách khoa học. Nghiên cứu này tập trung đánh giá chính sách liên quan đến phát triển CSA ở Việt Nam trong những năm qua, tập trung vào phân tích thực trạng và những tồn tại, hạn chế của các chính sách được đề cập. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm Thuật ngữ nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) được biết tới tại Hội nghị Copenhagen 2009. Tại thời điểm đó, CSA được mô tả là nông nghiệp có sử dụng công nghệ sinh học (sử dụng hạt giống biến đổi gen có khả năng chịu đựng những thay đổi của khí hậu), sử dụng phân bón tổng hợp, thực hiện nông nghiệp hữu cơ, thực hiện nông nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, cách hiểu này không nhận được sự tán thành của rất nhiều tổ chức dân sự quốc tế vì các hoạt động được mô tả như trên đã thiếu đi những phương pháp và công cụ bảo vệ môi trường, hay không cân nhắc đến những tri thức truyền thống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hiện có của người nông dân(B. Lilliston, 2015). Năm 2010, tại Hội nghị Hague về Nông nghiệp, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc 443 (FAO) đưa ra định nghĩa nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH (Climate smart agriculture- CSA). Theo đó, CSA là sản xuất nông nghiệp với bền vững về tăng năng suất, tăng cường khả năng chống chịu (thích ứng), giảm hoặc loại bỏ, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính (giảm nhẹ) bất cứ khi nào có thể, và tăng khả năng đạt được mục tiêu quốc gia về an ninh lương thực và mục tiêu phát triển bền vững (FAO, 2010). Đây là khái niệm được công nhận và sử dụng rộng rãi bởi Liên hợp quốc, chính phủ các nước, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Theo FAO, về bản chất, CSA là một cách tiếp cận giúp chuyển đổi và tái định hướng các hệ thố ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách phát triển nông nghiệp Biến đổi khí hậu Phát triển nông nghiệp xanh Nông nghiệp thông minh Phát triển kinh tế thủy sản bền vữngTài liệu cùng danh mục:
-
8 trang 330 0 0
-
12 trang 280 0 0
-
8 trang 264 0 0
-
Thực trạng và giải pháp trong phân cấp hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
12 trang 226 0 0 -
17 trang 213 0 0
-
Giáo trình Thổ nhưỡng học: Phần 1
192 trang 195 0 0 -
13 trang 179 0 0
-
9 trang 158 0 0
-
Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: Phần 1
198 trang 143 0 0 -
11 trang 133 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0