Chùa Pháp Vân Chốn Tâm Linh Nông Nghiệp Xưa
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùa Pháp Vân Chốn Tâm Linh Nông Nghiệp XưaChùa Pháp Vân ChốnTâm Linh Nông Nghiệp XưaTừ xa xưa, khách hành hương ở phía Nam ra Thăng Long đãcó câu ca:“ Mong sao chóng đến kinh kỳ/Đến đền Bà Sáng làgần Kinh đô”Đền Bà Sáng như một tiêu điểm đích đến nằm kề bên đườngkinh lý xuyên Việt ở phía Nam Kinh thành, trong đền có mộtcây thông cổ thụ, nhựa thong lâu năm đã thành hổ phách. Hổphách dưới nắng mặt trời sẽ phát quang nên đi từ xa nhìn vềthì thấy ánh sang lan tỏa ra. Bởi thế, mới gọi đền Bà là đềnBà Sáng.Đền Bà Sáng chính là chùa Pháp Vân ngày nay đang tọa lạctại thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thànhphố Hà Nội. Chùa có tên chữ là Pháp Vân, tên thường gọi làchùa Hai Bà. Cái tên Hai Bà xuất phát từ việc 2 nhân vậtđược thờ trong chùa đó là bà Pháp Vân và bà Pháp Lôi tronghệ thống tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện). Văn biacổ thời Lê còn ghi một tên nữa là Bồ Đà Tự. Sách Đại NamNhất Thống Chí do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạnvẫn gọi chùa này là chùa Pháp Vân.Lịch sử chùa Pháp Vân bắt đầu từ một truyền thuyết. Mùathu năm đầu Triều Lý Nhân Tông (1072), trời mưa tầm tã,ứng lụt nhiều nơi. Vua cho rước tượng Bà từ Luy Lâu vềChùa Bảo Thiên làm lễ cầu đảo, lễ xong trời quang mây tạnh.Đến nam Thái Minh thứ ba (1074) trời lại đại hạn, cây cốihéo khô. Vua cho cầu đảo nhưng không hiểu sao mưa chỉ xảyra ở vùng gần Kinh thành, Hoàng đế liền hạ lệnh tổ chứcrước các Bà đi các phương thì đều được mưa lớn. Khi rướcđến xứ Bồ Đà thuộc địa phận Văn Giáp, huyện Thường Tínngày nay) thì mưa to, sấm chớp nổi lên và làm cho bầu trờimây đen vần vũ, tối đen như mực, pháp giá phải dừng lạikhông đi được nữa, một lát sau thấy trời quang mây tạnh,pháp giá tiếp tục đi. Nhưng không hiểu vì sao chỉ có haitượng Pháp Vũ và Pháp Lôi thì không đi được. Các quan tâubáo với Nhà Vua, Vua liền phán rằng” Sinh ra ở phương Tây,muốn trấn ngự ở phương Nam, đấy này át có linh khí”, bèncấp tiền của để dựng lại hai ngôi chùa thờ các bà Pháp Vânvà Pháp Lôi. Đồng thời ban chỉ miễn thuế, cấp ruộng tự điềnđể dân lo việc đèn hương thờ cúng. Như vậy thì chùa VănGiáp đã có từ thế kỷ XI và ban đầu phải là hai ngôi thời haiBà liền nhau nhưng riêng biệt mỗi bà một chùa.Dấu tích xưa của cả 2 chùa thế nào không thấy sử sách ghichép. Chỉ biết chùa thờ bà Pháp Vân nay là một công trìnhkiến trúc quy mô to lớn nằm trong khuôn viên rộng tới cả vạnm2. Tổng thể chùa Pháp Vân có bố cục kiến trúc theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Quá trình tôn tạo, trùng tu do khôngcó sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn, nên quy mô kiếntrúc chùa trở nên phúc tạp hơn một số các chùa khác. Ngoàicùng là cổng tam quan cao rộng rồi đến tòa đại bái ( gácchuông), tiền đường, hậu cung, nhà tổ và hai dãy hành lang.Tòa đại bái khá dặc biệt, hai tầng 8 mái, kết cấu bên trongbằng gỗ làm theo kiểu 4 hàng chân, vì nóc chồng giường,trên gác chuông có treo một quả chuông lớn, đường kínhrộng hơn 1m, chiều cao gần 2m, đây là quả chuông to lớnnhất vùng Thượng Phúc xưa. Chiều chiều, khi tiếng chuôngchiêu mộ từ đây vang lên thì cả vùng bán kính rộng vài kmvẫn nghe thấy rõ. Qua tòa đại bái là tòa tiền đường, tòa tiềnđường cũng có kiến trúc độc đáo khác với nhiều chùa khác,tiền đường 3 gian rộng lớn, gian giữa xây hương án 3 tầng,trang trí bằng các họa tiết rồng mây, hoa lá rất sinh động, haigian bên thờ Đức Ông và Đức Thánh Hiền, treo chuông, treokhánh…Tòa Tam Bảo, tiền đường và hậu cung được cấu trúc liênhoàn bởi hạng mục “ ống muống” chạy dọc giữa hai tòathành chữ Công. Kiến trúc kiểu này tạo ra cho không gianbên trong thì khép kín, bên ngoài vuốt góc thành đầu đao.Cuối ống muống, ở phần hạ diệp có trang trí 2 bức phù điêulớn khắc tích “ độc long”. Trung tâm bức là một con rồng lớnđầu hướng vào hậu cung, xung quanh điểm xuyết tứ linh vàhoa lá cách điệu.Sau hậu cung là nhà Tổ và nhà Mẫu, đây là những công trìnhmới được xây dựng thêm có ý nghĩa bổ sung cho hoàn thiệnvới tục thờ thông dụng của một nhà chùa Việt Nam là phải cónhà Tổ để thờ các vị sư đã có công trụ trì, chấp tác tại bản tự,khung nhà được làm bằng gỗ quý, tượng pháp các sư tổ hầuhết bằng gỗ sơn don thếp vàng.Các di vật và những đồ tự khí còn lưu giữ được rất nhiều thứquý, đôi khổng tước bằng gỗ sơn son thếp vàng cao tới 2,2m,bát hương lớn thời Lê. Tượng Pháp ở đây khác với các chùalà chỉ có tượng bà Pháp Vân là chính. Pho tượng bằng gỗ cao1m30, sơn thiếp mày cánh gián, tạc ở tư thế ngồi tĩnh tọa, haichân xếp bằng, tay trái đặt lên đùi, tay phải giơ lên và hướngvề phía trước, khuôn mặt ngài phúc hậu, mặt nhìn thẳng xaxăm, hướng ra không gian trời đất…Đúng phong cách tư thếcủa người đang dồn tâm trí để làm một công việc rất có ýnghĩa là cầu nguyện trời đất thuận hòa không mưa to gió lớn,không nắng hạn khô hanh để nhân gian có mùa màng bội thuthỏa long cư dân nông nghiệp của Ngài. Đôi rồng đá nghệthuật thời Lê, đây là một trong những tác phẩm điêu khắc rấtcó giá trị. Đặc biệt là cuốn sách bằng kim loại quý làm từ đờiThành Thái, cuốn sách bằng đồng, chữ được dát vàng mười,các trang bên trong bằng bạc, trọng lượng cuốn sách trị giá21 lạng và 6 tiền. Sách ghi lại sự tích chùa Pháp Vân bằngchữ Hán.Chùa Pháp Vân, một di tích văn hóa rất có giá trị nhiều mặtcả về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, du lịch đã đượcNhà nước công nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia từ thế kỷtrước. Với ý thước tâm linh nông nghiệp, khát vọng thiênnhiên trong nghề trồng trọt của người nông dân Việt Nam thìngay từ xa xưa, chùa Pháp Vân đã trở thành trung tâm cầuđảo thời tiết của các triều đại nhà nước phong kiến và nhândân vùng phía Nam Kinh thành. Không phải ngẫu nhiên màchùa Pháp Vân được trở hai vị tứ pháp ( trong hệ thống TứPháp Việt Nam) rồi trở thành địa điểm cầu đảo như thế hệcha ông ta cầu mưa có nước, cầu tạnh trời yên.Vốn là một di tích có từ cách đây hàng mấy trăm năm, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chùa Pháp Vân lịch sử Việt Nam lễ hội việt nam văn hóa Việt bản sắc việt phong tục tập quánGợi ý tài liệu liên quan:
-
79 trang 414 2 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
69 trang 86 0 0
-
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện
11 trang 61 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
Văn hoá ẩm thực dân gian Mường
4 trang 54 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Ẩm thực trong văn học dân gian người Việt
11 trang 49 0 0 -
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Đò Trên Cạn - Nhà Văn Băng Sơn
4 trang 44 0 0 -
Chuyện thâm cung bí sử triều Nguyễn
11 trang 44 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
Một số bài ca dân gian lỡ duyên
4 trang 41 0 0 -
4 trang 41 0 0
-
183 trang 41 0 0
-
Báo cáo thực tập nhà văn hóa Thiếu nhi quận Thủ Đức
36 trang 37 0 0 -
Lịch sử Nam bộ: Đất và người (Tập II) - Phần 1
229 trang 37 1 0