Danh mục

Chương 7: Ngành động vật Thân mềm (Mollusca)

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 751.82 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo Chương 7: Ngành động vật thân mềm (Mollusca) với các nội dung như đặc điểm chung của động vật Thân mềm,hệ thống học động vật Thân mềm. Tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 7: Ngành động vật Thân mềm (Mollusca) 124Chương 7 NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA)I. Đặc điểm chung của động vật Thân mềm So với được giun đốt và chân khớp thì động vật Thân mềm có nhữngnét đặc trưng riêng về cấu trúc cơ thể. Đó là sự phân hoá của biểu bì ởphần thân để hình thành vạt áo bao phủ thân, tiếp đó hình thành xoang áochứa cơ quan áo đảm nhận một số chức phận quan trọng. Lớp áo có thểtiết ra vỏ canxi hay gai phủ trên bề mặt cơ thể. Hình thành cơ quan lưỡigai (lưỡi bào) đặc trưng để nạo và cuốn thức ăn. Cấu trúc cơ thể được chiathành 3 phần là đầu, thân và chân, mức độ phát triển của các phần tuỳthuộc vào từng nhóm khác nhau. Hầu hết cơ thể động vật Thân mềm cóđối xứng 2 bên, riêng nhóm Chân bụng (ốc) có hiện tượng mất đối xứng(hình 7.1). Hình 7.1 Sơ đồ tổ chức cơ thể của các nhóm Thân mềm (theo Storer) Từ trái sang phải: lớp Vỏ một tấm (Monoplacophora); Song kinh (Amphineura); Chân thuỳ (Scaphopoda); Chân rìu (Pelecypoda); Chân bụng (Gastropoda) và Chân đầu (Cephalopoda). ANITERIOR: Phần sau cơ thể; POSTERIOR: Phần sau cơ thể; M: Miệng; A: Hậu môn Hình 7.2 Sơ đồ cấu tạo vạt áo và vỏ ngoài của Thân mềm (theo Dogel) 1. Lớp sừng (conchyolin); 2. Lớp lăng trụ canxi; 3 Lớp xà cừ; 4. Biểu bì ngoài của áo; 5. Lớp mô liên kết; 6. Biểu bì trong 125 Cơ thể động vật Thân mềm thường được chia thành 3 phần là phầnđầu, phần thân và phần chân. Lớp biểu bì của phần thân hình thành nên áo(hay được gọi là vạt áo). Từ ngoài vào trong, áo gồm có 3 lớp rõ ràng làbiểu bì ngoài, lớp mô liên kết và trong cùng là lớp biểu bì trong. Biểu bìcủa áo (lớp tế bào ngoài) hình thành nên vỏ bọc cơ thể với độ dày và cấutrúc khác nhau. Ngoài cùng của vỏ là lớp sừng (conchyolin =periostracum) mỏng, tiếp đến là lớp caxin gồm các tinh thể hình lăng trụkhá dày, trong cùng là lớp xà cừ mỏng hơn (hình 7.2). Khoảng trống giữavạt áo và nội quan được gọi là xoang áo, trong đó thường có cơ quan hôhấp, cơ quan cảm giác, lỗ sinh dục, bài tiết, hậu môn... Các cơ quan nàyđược gọi chung là phức hợp cơ quan áo của động vật Thân mềm. Các kiểu vận động khác nhau của động vật Thân mềm biến đổi theomức độ phát triển của phần chân. Nhìn chung mức độ phát triển và vị trí tương đối của các phần cơ thểcó biến đổi ở mỗi lớp khác nhau. Mặc dù cơ thể không phân đốt nhưngvẫn biểu hiện về sự sắp xếp phân đốt của các cơ quan. Ví dụ như ở Songkính có vỏ và Vỏ một tấm thì đầu không phát triển, khoang áo chỉ là 2rãnh bên chân, biểu hiện sự phân đốt ở lớp vỏ, ở cấu tạo hệ thần kinh...Lớp Chân bụng có phần thân xoắn chóp làm cơ thể mất đối xứng và chỉthích nghi với đời sống bò chậm trên giá thể. Chân rìu hay (Hai mảnh vỏ)có 2 vỏ khớp vào nhau nhờ răng và dây chằng ở mặt lưng, phần đầu tiêugiảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong bùn, cát. Chân thùy (hayChân xẻng) có vỏ dạng ống, phần đầu tiêu giảm để thích nghi với đời sốngchui trong bùn. Chân đầu có phần chân chuyển thành tua đầu, hình thànhphễu phun nước từ xoang áo. Phần đầu phát triển, vỏ chuyển vào trongthành tấm nâng đỡ, cấu trúc cơ thể thuôn dài thích nghi với đời sống sănmồi tích cực. Nội quan của Thân mềm có những thay đổi để phù hợp lối sống. Thểxoang của Thân mềm tiêu giảm nhiều, chỉ còn lại một phần quanh tim(được gọi là xoang bao tim) và phần bao quanh tuyến sinh dục (xoang sinhdục). Phần còn lại giữa các nội quan có mô liên kết lấp đầy. Có ý kiến chorằng Thân mềm chỉ phát triển ở mức độ xoang giả (pseudocoelum), tuynhiên nhiều dẫn liệu cho thấy xoang cơ thể của Thân mềm chính là thểxoang tiêu giảm. Thân mềm có hệ tuần hoàn hở (máu không chảy hoàntoàn trong mạch), nhưng lại có tim có cấu tạo khá hoàn chỉnh. Ở mực timcó một tâm thất và 2 hay 4 tâm nhĩ). Hệ bài tiết là dạng biến đổi của hậuđơn thận. Hệ thần kinh theo kiểu bậc thang kép (ở nhóm Thân mềm cổ)hay dạng hạch phân tán. Hệ tiêu hoá có cơ quan đặc trưng là lưỡi gai(radula). Cơ quan hô hấp là lược mang (ctenidia). 126 Lưỡi gai (lưỡi bào - radula) là cấu trúc đặc trưng của động vật Thânmềm, cấu tạo là một khối kitin hay prôtein lát thành dưới của thực quản,mặt trên lưỡi gai có nhiều dãy răng kitin. Phần gốc của lưỡi gai có các tếbào sinh ra phần lưỡi gai bị bào mòn do qúa trình tiêu hoá. Hoạt động củalưỡi gai được điều khiển bởi các chùm cơ co và duỗi và lưỡi gai có thể thòra ngoài cạo và cuốn thức ăn là thực vật vào miệng. Sự sắp xếp của các gaitrên lưỡi gai là đặc điểm chẩn loại quan trọng (hình 7.3). Hình 7.3 Một số kiểu lưỡi bào (radula) của Chân bụng (theo Hickman) A. Busycon carica;B. Murex regius; C. Cypraea tigris; ...

Tài liệu được xem nhiều: