Chương trình môn học Xã hội học đại cương
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình môn học Xã hội học đại cương BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘICHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌCXÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG Người biên soạn TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy Hà Nội, 2012 MỤC LỤC2 LỜI NÓI ĐẦUChương trình môn học Xã hội học đại cương là tài liệu nội bộ, dùng làm học liệu bắtbuộc cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nhằm chuẩn hóa và thống nhấtnội dung học tập – giảng dạy, nâng cao tính tự giác cho sinh viên, giúp sinh viên nắmđược những kiến thức cơ bản của môn học một cách có hệ thống đáp ứng yêu cầu củađào tạo tín chỉ.Nội dung của bài giảng được biên tập vừa chú ý đảm bảo tính khoa học, tính logic củaxã hội học đồng thời cũng được trình bày với kết cấu chặt chẽ, cô đọng mang tính sưphạm.Xã hội học là một khoa học tập trung nghiên cứu các tương tác và các mối quan hệ xãhội – trong đó đi sâu nghiên một cách toàn diện, cụ thể có hệ thống về sự vận động,phát triển và cấu trúc của xã hội, mối tương tác xã hội, hành vi và hành động xã hộicủa con người trong các tổ chức xã hội, trong đó các cộng đồng xã hội, để từ đó chỉ ratác động của xã hội tới con người và vai trò của con người đối với sự phát triển của xãhội.Với tính chất là bài giảng xã hội học đại cương, trong tập bài giảng này chỉ trình bàynhững phạm trù, những lý thuyết tổng quan về xã hội học, nhấn mạnh đến những kháiniệm cơ bản nhất về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp luận nghiên cứu,lịch sử phát triển của xã hội học…Tập bài giảng xã hội học đại cương gồm có 8 chương như sau: Chương 1: Khái quátsự ra đời của xã hội học; Chương 2: Những đóng góp của các nhà xã hội học tiêu biểu;Chương 3: Đối tượng nghiên cứu, cơ cấu và chức năng của xã hội học; Chương 4:Phương pháp nghiên cứu của xã hội học; Chương 5: Một số khái niệm chính của xãhội học; Chương 6: Cơ cấu xã hội; Chương 7: Bất bình đẳng xã hội; Chương 8: Phântầng xã hội. Trong quá trình biên tập, các tác giả lựa chọn trình bày các vấn đề khoa họctheo quan điểm phương pháp luận khoa học của xã hội học Macsxit, nghĩa là xem sựvận động và phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên với những nguyênnhân và động lực khách quan……… Nghiên cứu xã hội học chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan biện chứng về xã hộihọc có khả năng tự khảo sát vị trí và hoạt động của chính mình để có thể tự giáo dục,3tự điều chỉnh và thích nghi với mọi diễn biến của đời sống xã hội, làm chủ bản thântrong mọi hoạt động. Giáo trình này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản có hệthống về xã hội học đại cương. Từ những kiến thức đại cương sẽ giúp chúng ta nghiêncứu trong các lĩnh vực chuyên ngành; kỹ năng dự đoán, dự báo về những hành vi sailệch xã hội, những biến đổi xã hội Việt Nam và trên thế giới. Từ đó góp phần thúc đẩyxã hội Việt Nam phát triển năng động, hài hòa, dân chủ, công bằng và công bằng xãhội. Tập bài giảng xã hội học là kết quả nghiên cứu khoa học của tập thể cán bộgiảng viên bộ môn xã hội học đại cương. Lý thuyết xã hội học rất đa dạng, do đó trongquá trình biên soạn, mặc dù rất cố gắng nhưng trong quá trình biên tập không thể tránhđược các thiếu sót.4 Chương 1 KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC 1.1. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC - Về thuật ngữ: Xã hội học (Sociology) có gốc ghép từ chữ La tinh socius haysocietas có nghĩa là xã hội với chữ Hi lạp “ology ” hay “logos” có nghĩa là học thuyếthay nghiên cứu. Như vậy xã hội học được hiểu là học thuyết về xã hội hay nghiên cứuvề xã hội. - Về mặt lịch sử: August Comte - người Pháp là người đầu tiên đưa ra thuậtngữ “ Xã hội học” vào nửa đầu thế kỷ 19. Ông chủ trương áp dụng mô hình phươngpháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng vào nghiên cứu các quy luậtcủa sự biến đổi xã hội. Từ khi xuất hiện đến nay xã hội học trải qua nhiều giai đoạn phát triển ở nhiềuquốc gia khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học. Các định nghĩanày có thể khái quát thành ba xu hướng như sau: - Định nghĩa xã hội học là khoa học về hệ thống xã hội. Định nghĩa xã hội học của V. Đôbơrianốp (Viện Xã hội học Liên xô): Xã hộihọc Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu những quá trình và hiện tượng xã hội xéttheo quan điểm tác động lẫn nhau một cách có quy luật giữa các lĩnh vực hoặc cácmặt cơ bản của xã hội . Xu hướng này bị phê phán là chỉ tập trung vào cái xã hội mà quên mất conngười, chỉ tập trung vào cái khái quát mà quên cái cụ thể, nhấn mạnh cái toàn bộ bỏqua cái bộ phận... - Định nghĩa xã hội học là khoa học nghiên cứu về hành động xã hội. Định nghĩa xã hội học của J.H.Phichtơ (Loyola Univeristy-Mỹ): Xã hội học làcông cuộc nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan vớinhững người khác . Xu hướng này cũng bị phê phán là quá nhấn mạnh đến con người mà quên cáixã hội, tập trung vào ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học đại cương Xã hội học Xã hội học với triết học Chức năng của xã hội học Xã hội học với tâm lý họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 464 11 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 182 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 173 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 150 1 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 113 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 105 0 0 -
195 trang 104 0 0
-
Đề cương bài giảng: Xã hội học giáo dục - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
20 trang 100 0 0 -
Tóm tắt bài giảng: Xã hội học đại cương
72 trang 89 0 0 -
0 trang 85 0 0
-
Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa Thiên Huế - Vũ Mạnh Lợi
0 trang 85 0 0 -
0 trang 74 0 0
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 2 - Phạm Văn Quyết
100 trang 70 5 0 -
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT TỤC VÀ LUẬT PHÁP TRONG CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN CỘNG ĐỒNG
16 trang 66 0 0 -
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 65 0 0 -
Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay - Nguyễn Minh Hoàn
0 trang 65 0 0 -
Một số biến đổi trong hôn nhân và gia đình ở Hà Nội trong những năm 1965-1992
0 trang 52 0 0 -
0 trang 51 0 0