CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
Số trang: 47
Loại file: pdf
Dung lượng: 452.24 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phân tích tài chính ngân hàng thương mại là hoạt động nghiên cứu, đánh giá quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh của ngân hàng; từ đó chỉ ra mặt mạnh, điểm yếu cũng như khả năng tiềm tàng của ngân hàng để có biện pháp tốt nhất cho việc cải tiến nâng cao chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. KHÁI NIỆM – ĐỐI TƯỢNG – MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH 1. Khái niệm: Phân tích tài chính ngân hàng thương mại là hoạt động nghiên cứu, đánh giá quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh của ngân hàng; từ đó chỉ ra mặt mạnh, điểm yếu cũng như khả năng tiềm tàng của ngân hàng để có biện pháp tốt nhất cho việc cải tiến nâng cao chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. 2. Đối tượng phân tích: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại là kết quả kinh doanh của ngân hàng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Đối tượng phân tích có thể là kết quả của từng mặt hoạt động như: tình hình dự trữ, doanh số cho vay, số tiền huy động được v.v… hoặc nó có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh như lợi nhuận. 3. Mục tiêu phân tích: Kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro là yếu tố không thể tránh khỏi trên con đường tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Các rủi ro chủ yếu là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất v.v…. Các rủi ro này bao trùm lên tất cả hoạt động của ngân hàng thương mại. Các nhà phân tích không loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có những biện pháp xử lý hữu hiệu. Như vậy, mục tiêu đầu tiên của phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại là nhận biết và dự đoán các loại rủi ro để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và chống đỡ hữu hiệu. 2 Mặt khác, mục tiêu quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại là tìm kiếm lợi nhuận, vì lợi nhuận là yếu tố quyết định sự sống còn của ngân hàng thương mại. Các lĩnh vực hoạt động có khả năng mang lại lợi nhuận cao luôn là điều hấp dẫn đối với các nhà quản trị. Tóm lại, hai mục tiêu chính của phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại là phát hiện các lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận cao; đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố song hành. Lĩnh vực kinh doanh sinh lợi nhuận càng cao thì khả năng bị rủi ro càng lớn. Do đó, các quản trị gia phải sáng suốt, khách quan để có thể lựa chọn một chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH 1. Đối với ngân hàng ngoại thương - Để điều hành tốt hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Ban Giám đốc không những phải biết nghiên cứu thị trường, tổ chức hoạt động, hạch toán mà còn phải thường xuyên phân tích hoạt động ngân hàng để phát hiện kịp thời mặt mạnh, điểm yếu của đơn vị mình từ đó có những giải pháp thích hợp trong việc sử dụng vốn, lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Phân tích, kiểm tra hoạt động ngân hàng là khâu quan trọng trong công tác quản trị. Phân tích kết quả kinh doanh là việc xem xét, đo lường quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Khi một chiến lược mới được đưa vào thực hiện, nhà quản trị cần kiểm tra, phân tích để phát hiện các sai lệch giữa thực tiễn và kế hoạch, xác định nguyên nhân, đề ra giải pháp xử lý. Với nhà lãnh đạo, việc phân tích, đánh giá đúng năng lực hoạt động của ngân hàng sẽ giúp họ kịp thời đưa ra các quyết định cần thiết, đúng lúc và hiệu quả. Một chiến lược tốt, tạo được chỗ đứng vững chãi cho ngân hàng trên thị trường chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở phân tích chính xác và có căn cứ khoa học. - Mặt khác, kinh doanh tiền tệ là lãnh vực chứa đựng nhiều rủi ro. Phân tích đánh giá thường xuyên hoạt động ngân hàng sẽ giúp ban lãnh đạo 3 đưa ra các giải pháp hữu hiệu, kịp thời giúp ngân hàng tránh được các tổn thất có thể gặp trong quá trình kinh doanh. 2. Đối với Ngân hàng Nhà nước: - Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý vĩ mô trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là làm lành mạnh và ổn định nền tiền tệ quốc gia, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các định chế tài chính. Vì vậy, bên cạnh một hệ thống luật lệ rõ ràng, chặt chẽ, thị trường tiền tệ cần có một vị quan toà nghiêm minh, đầy quyền lực để bảo đảm sự công bằng, ổn định trong kinh doanh. - Trong thị trường liên ngân hàng, các tổ chức tín dụng có mối quan hệ về vốn, tiền đan chéo với nhau rất đa dạng, phức tạp. Quan hệ này giống như một dây chuyền mà mỗi mắt xích là một tổ chức tín dụng. Nếu một mắt xích bị đứt thì cả dây chuyền sẽ bị ảnh hưởng. Một ngân hàng bị phá sản thường kéo theo sự sụp đổ của một vài ngân hàng nhỏ, làm suy yếu hệ thống tiền tệ của quốc gia. Với chức năng quản lý của mình, Ngân hàng Nhà nước có thể phát hiện những mắt xích yếu nhất và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm cứu vãn hoặc làm hạn chế tác hại lan truyền của nó. - Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại quản lý một bộ phận lớn của cải xã hội dưới dạng tiền ký thác. Ngân hàng thương mại không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng khối tài sản này với nhiều trách nhiệm ràng buộc. Vì vậy, ngoài việc xây dựng một hệ thống luật pháp để điều chỉnh, Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên giám sát, buộc các tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm vật chất đối với người ký gởi. Ngân hàng Nhà nước là đại diện của Chính phủ trong việc bảo vệ tài sản của người gởi tiền. Ngân hàng Nhà nước có thể cung cấp một số thông tin về tình hình hoạt động của từng ngân hàng thương mại cho công chúng. Qua công tác thanh tra kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước đã góp phần tạo và giữ gìn “chữ tín” – sản phẩm vô giá cho các ngân hàng thương mại. - Mặt khác, các định chế tài chính là nơi cất giữ phần lớn các khoản tiết kiệm của xã hội, là người phân phối các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. KHÁI NIỆM – ĐỐI TƯỢNG – MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH 1. Khái niệm: Phân tích tài chính ngân hàng thương mại là hoạt động nghiên cứu, đánh giá quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh của ngân hàng; từ đó chỉ ra mặt mạnh, điểm yếu cũng như khả năng tiềm tàng của ngân hàng để có biện pháp tốt nhất cho việc cải tiến nâng cao chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. 2. Đối tượng phân tích: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại là kết quả kinh doanh của ngân hàng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Đối tượng phân tích có thể là kết quả của từng mặt hoạt động như: tình hình dự trữ, doanh số cho vay, số tiền huy động được v.v… hoặc nó có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh như lợi nhuận. 3. Mục tiêu phân tích: Kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro là yếu tố không thể tránh khỏi trên con đường tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Các rủi ro chủ yếu là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất v.v…. Các rủi ro này bao trùm lên tất cả hoạt động của ngân hàng thương mại. Các nhà phân tích không loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có những biện pháp xử lý hữu hiệu. Như vậy, mục tiêu đầu tiên của phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại là nhận biết và dự đoán các loại rủi ro để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và chống đỡ hữu hiệu. 2 Mặt khác, mục tiêu quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại là tìm kiếm lợi nhuận, vì lợi nhuận là yếu tố quyết định sự sống còn của ngân hàng thương mại. Các lĩnh vực hoạt động có khả năng mang lại lợi nhuận cao luôn là điều hấp dẫn đối với các nhà quản trị. Tóm lại, hai mục tiêu chính của phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại là phát hiện các lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận cao; đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố song hành. Lĩnh vực kinh doanh sinh lợi nhuận càng cao thì khả năng bị rủi ro càng lớn. Do đó, các quản trị gia phải sáng suốt, khách quan để có thể lựa chọn một chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH 1. Đối với ngân hàng ngoại thương - Để điều hành tốt hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Ban Giám đốc không những phải biết nghiên cứu thị trường, tổ chức hoạt động, hạch toán mà còn phải thường xuyên phân tích hoạt động ngân hàng để phát hiện kịp thời mặt mạnh, điểm yếu của đơn vị mình từ đó có những giải pháp thích hợp trong việc sử dụng vốn, lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Phân tích, kiểm tra hoạt động ngân hàng là khâu quan trọng trong công tác quản trị. Phân tích kết quả kinh doanh là việc xem xét, đo lường quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Khi một chiến lược mới được đưa vào thực hiện, nhà quản trị cần kiểm tra, phân tích để phát hiện các sai lệch giữa thực tiễn và kế hoạch, xác định nguyên nhân, đề ra giải pháp xử lý. Với nhà lãnh đạo, việc phân tích, đánh giá đúng năng lực hoạt động của ngân hàng sẽ giúp họ kịp thời đưa ra các quyết định cần thiết, đúng lúc và hiệu quả. Một chiến lược tốt, tạo được chỗ đứng vững chãi cho ngân hàng trên thị trường chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở phân tích chính xác và có căn cứ khoa học. - Mặt khác, kinh doanh tiền tệ là lãnh vực chứa đựng nhiều rủi ro. Phân tích đánh giá thường xuyên hoạt động ngân hàng sẽ giúp ban lãnh đạo 3 đưa ra các giải pháp hữu hiệu, kịp thời giúp ngân hàng tránh được các tổn thất có thể gặp trong quá trình kinh doanh. 2. Đối với Ngân hàng Nhà nước: - Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý vĩ mô trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là làm lành mạnh và ổn định nền tiền tệ quốc gia, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các định chế tài chính. Vì vậy, bên cạnh một hệ thống luật lệ rõ ràng, chặt chẽ, thị trường tiền tệ cần có một vị quan toà nghiêm minh, đầy quyền lực để bảo đảm sự công bằng, ổn định trong kinh doanh. - Trong thị trường liên ngân hàng, các tổ chức tín dụng có mối quan hệ về vốn, tiền đan chéo với nhau rất đa dạng, phức tạp. Quan hệ này giống như một dây chuyền mà mỗi mắt xích là một tổ chức tín dụng. Nếu một mắt xích bị đứt thì cả dây chuyền sẽ bị ảnh hưởng. Một ngân hàng bị phá sản thường kéo theo sự sụp đổ của một vài ngân hàng nhỏ, làm suy yếu hệ thống tiền tệ của quốc gia. Với chức năng quản lý của mình, Ngân hàng Nhà nước có thể phát hiện những mắt xích yếu nhất và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm cứu vãn hoặc làm hạn chế tác hại lan truyền của nó. - Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại quản lý một bộ phận lớn của cải xã hội dưới dạng tiền ký thác. Ngân hàng thương mại không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng khối tài sản này với nhiều trách nhiệm ràng buộc. Vì vậy, ngoài việc xây dựng một hệ thống luật pháp để điều chỉnh, Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên giám sát, buộc các tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm vật chất đối với người ký gởi. Ngân hàng Nhà nước là đại diện của Chính phủ trong việc bảo vệ tài sản của người gởi tiền. Ngân hàng Nhà nước có thể cung cấp một số thông tin về tình hình hoạt động của từng ngân hàng thương mại cho công chúng. Qua công tác thanh tra kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước đã góp phần tạo và giữ gìn “chữ tín” – sản phẩm vô giá cho các ngân hàng thương mại. - Mặt khác, các định chế tài chính là nơi cất giữ phần lớn các khoản tiết kiệm của xã hội, là người phân phối các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh ngân hàng hoạt động ngân hàng ngân hàng thương mại chính sách tiền tệ hệ thống ngân hàngTài liệu liên quan:
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 308 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 280 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
38 trang 257 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 252 1 0 -
7 trang 241 3 0
-
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 232 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 215 0 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 188 0 0 -
19 trang 186 0 0