Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật ngày 30/12/1997khẳng định: - Nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật là tài nguyên quốc gia, là bộ phận hợp thành quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, phục vụ nghiên cứu và phát triển khoa học và kinh tế của các ngành; - Hình thức bảo tồn bao gồm: insitu, exsitu, on-fann, invivo, invitro; - Ưu tiên bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen quý, hiếm, đặc thù của Việt Nam và đang có nguy cơ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG ĐỘNG VẬT part 10g
196
Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi
sinh vật ngày 30/12/1997khẳng định:
- Nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật là tài nguyên quốc gia,
là bộ phận hợp thành quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, phục
vụ nghiên cứu và phát triển khoa học và kinh tế của các ngành;
- Hình thức bảo tồn bao gồm: insitu, exsitu, on-fann, invivo, invitro;
- Ưu tiên bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen quý, hiếm, đặc thù của Việt
Nam và đang có nguy cơ bị mất;
- Đối tượng bảo tồn, lưu giữ còn bao gồm các nguồn gen đã được
đánh giá các chỉ tiêu sinh học, các nguồn gen cần cho công tác nghiên
cứu, lai tạo giống và phục vụ đào tạo, các nguồn gen được nhập từ nước
ngoài đã được ổn định và thuần hoá ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng
trong sản xuất.
Quy chế này còn quy định cả nội dung công tác quản lý về bảo tồn,
lưu giữ các nguồn gen, hệ thống các cơ quan tham gia bảo tồn, lưu giữ các
nguồn gen, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa
phương và nguồn tài chính cho công tác này.
5.1.3 Pháp lệnh Giống vật nuôi
Pháp lệnh Giống vật nuôi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua
ngày 24/3/2004, quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi,
nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, công nhận giống vật nuôi
mới; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; quản lý chất lượng giống vật
nuôi. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi:
- Một trong những nguyên tắc hoạt động về giống vật nuôi là bảo tồn
và khai thác hợp lý nguồn gen vật nuôi, bảo đảm tính đa dạng sinh học,
kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của
toàn xã hội;
- Ưu tiên đầu tư cho các hoạt dộng sau đây:
+ Thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm.
+ Nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới
và nuôi giữ giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông
bà, đàn giống hạt nhân có năng xuất cao, chất lượng cao;
- Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ
nhân giống, nuôi giữ giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn
giống ông bà, đàn giống hạt nhân;
197
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học, áp
dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ về giống vật nuôi, xây dựng cơ sở
hạ tầng, phát triển nguồn lực trong hoạt động về giống vật nuôi;
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, sử dụng giống vật nuôi,
tham gia bảo hiểm giống vật nuôi;
- Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
+ Sản xuất, kinh doanh giống giả, giống vật nuôi không đạt tiêu
chuẩn chất lượng, giống không có trong danh mục giống vật nuôi dược
phép sản xuất, kinh doanh;
+ Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen vật nuôi, xuất khẩu trái phép
nguồn gen vật nuôi quý hiếm;
+ Sản xuất kinh doanh giống vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con
người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái;…
Pháp lệnh này cũng quy định rõ nguồn gen vật nuôi là tài sản quốc
gia do Nhà nước thống nhất quản lý; Nguồn gen vật nuôi ở khu bảo tồn
của Nhà nước khi có nhu cầu khai thác, sử dụng phải được phép của Bộ
NN&PTNT, Bộ Thuỷ sản; các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia
vào việc quản lý nguồn gen vật nuôi tại địa phương. Nội dung bảo tồn
nguồn gen vật nuôi bao gồm:
- Điều tra, khảo sát, thu thập nguồn gen vật nuôi phù hợp với tính
chất và đặc điểm của từng loài vật nuôi;
- Bảo tồn lâu dài và an toàn nguồn gen đã được xác định phù hợp với
đặc tính sinh học cụ thể của từng loài vật nuôi;
- Đánh giá nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tư liệu nguồn gen vật
nuôi.
Nhà nước đầu tư và hỗ trợ việc thu thập, bảo tồn nguồn gen vật
nuôi quý hiếm, xây dựng cơ sở lưu giữ nguồn gen vật nuôi quý hiếm, bảo
tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm tại địa phương. Bộ NN&PTNT, Bộ Thuỷ
sản định kỳ công bố danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn.
Việc trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm để phục vụ nghiên cứu,
chọn, tạo giống vật nuôi mới và sản xuất kinh doanh phải theo quy định
của Bộ NN&PTNT, Bộ Thuỷ sản.
198
Việc trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm phải được phép
của Bộ NN&PTNT, Bộ Thuỷ sản.
Từ nội dung của các văn bản nêu trên chúng ta có thể rút ra một số
nhận xét sơ bộ như sau:
Vấn đề bảo tồn các nguồn gen đã được nhà nước Việt Nam quan
tâm và cũng đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật khá sớm và
ngày càng bao quát đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
Trong giai đoạn trước năm 1996 vấn đề bảo tồn các nguồn gen
được quy định tản mạn ở rất nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Các luật và pháp lệnh trong các lĩnh vực về bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản, về bả ...