Trong đó, các thể đột biến bán lùn thường gắn chặt với khả năng chống đổ và kiểu cây cũng như thích nghi với chế độ phân đạm cao, nên chúng có tiềm năng năng suất cao. Vì vậy, việc gây tạo các thể đột biến bán lùn luôn là mục tiêu quan trọng trong chương trình chọn giống đột biến lúa... Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các giống hay dòng bán lùn đều có chứa cùng một gen bán lùn bắt nguồn chủ yếu từ giống bán lùn địa phương Đài Loan có tên Dee - geo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG THỰC VẬT part 8 153lùn hay siêu lùn (extra dwarf). Trong đó, các thể đột biến bán lùn thường gắn chặt với khả năngchống đổ và kiểu cây cũng như thích nghi với chế độ phân đạm cao, nênchúng có tiềm năng năng suất cao. Vì vậy, việc gây tạo các thể đột biếnbán lùn luôn là mục tiêu quan trọng trong chương trình chọn giống độtbiến lúa... Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các giống hay dòng bán lùnđều có chứa cùng một gen bán lùn bắt nguồn chủ yếu từ giống bán lùn địaphương Đài Loan có tên Dee - geo - woo - gen (DGWG). Điều đáng nói ở đây là, việc chấp nhận sử dụng rộng rãi cùng một genbán lùn như vậy có thể đưa lại hậu quả xói mòn di truyền, làm giảm tínhđa dạng di truyền vốn có ở cây lúa. Từ quan điểm này, nhu cầu về khaithác sử dụng các nguồn đa dạng về tính bán lùn được nhấn mạnh (IAEA,1982; Maluszynski và cs, 1986). Công cuộc tìm kiếm các gen bán lùn mớikhông alen với gen sd-1 được tiếp diễn theo hai hướng: (1) thu thập bảotồn và đánh giá quỹ gen; và (2) phát hiện các gen bán lùn mới bằngphương pháp đột biến.6. Một số thành tựu của phương pháp chọn giống đột biến trên thế giới vàở Việt Nam Thành tựu chọn giống đột biến lúa trên thế giới Gần đây, theo số liệu của FAO/IAEA, tính đến 12/1997, trên toàn thếgiới đã có 1847 giống đột biến, trong đó có 1357 giống cây trồng và 490giống cây cảnh. Trong số 1357 giống cây trồng các loại thì riêng lúa có333 giống, trong đó 67,6% được phát triển trực tiếp từ các thể đột biến và32,4% qua lai tạo. Trong tốp 7 nước đứng đầu về số giống lúa đột biến,Việt Nam xếp thứ bảy (Maluszynski và cs, 1998). Thành tựu chọn giống đột biến lúa ở một số quốc gia tiêu biểu ở Trung Quốc và Đài Loan, hai giống lúa lùn đầu tiên được tạo ra ởĐài Loan năm 1957, một giống thông qua sử dụng trực tiếp thể đột biếnlà Shuang Chiang 30 - 21 và giống LH1 qua chọn giống lai giữa thể độtbiến này với Taichung Native 1 (Hu, 1986). Trường hợp thành công nhấttrong số các giống đột biến với tính chín sớm nhờ cải tiến là YuangfenZao, được phóng thích năm 1971. Từ năm 1985 đến nay, nó được xếpvào một trong số ba giống lớn nhất ở Trung Quốc, được trồng trên 1triệu hecta dọc theo Dương Tử Giang (Ukai, 1997) Một giống chín sớmnổi tiếng khác là Zhefu 802 được trồng trên 1.400.000 ha năm 1989.Trung Quốc luôn là nước đứng đầu về số lượng các giống lúa và câytrồng đột biến. Ở Nhật Bản, các dòng đột biến Sakai 64 và Fukei 53 được tạo ra đầu 154tiên trong các năm 1958 và 1959, sau đó là Sakai 65 và Fukei 54. Từ năm1966, Futsuhara và cs cho phóng thích giống lúa đột biến đầu tiên ở Nhậtlà giống bán lùn Reimei bắt nguồn từ Fujiminori do chiếu xạ gamma.Giống nổi tiếng này được trồng ở miền Bắc, trên diện tích 1.410.000hanăm 1969. Hơn nữa, nó cũng được sử dụng làm bố mẹ rất thành côngtrong các chương trình chọn giống lai. Theo Sato (1982, 1983), trong số 9giống được tạo ra bằng cách này, đáng kể nhất là giống Akihikari(=Reimei x Toyonisiki) được trồng tới 136.375 ha năm 1970, xếp hàngthứ tư về diện tích trồng trọt ở Nhật. Ấn Độ là quốc gia đứng hàng thứ nhì trong top 6 nước dẫn đầu về sốlượng giống cây trồng đột biến, và hàng thứ ba về số lượng giống lúa độtbiến. Mặc dù chưa có giống lúa đột biến nào đạt mức kỷ lục như Reimei,Zhefu 802... nhưng sự thành công trong chọn giống lúa đột biến và lai tạogiống năng suất cao ở nước này đạt được trong những năm 1970 đến nayrất to lớn. Gần đây, nhờ sự giúp đỡ tích cực của chương trình chọn giống độtbiến từ IAEA, sự nghiên cứu cải tiến giống lúa ở nhiều quốc gia châu Á vàMỹ La tinh đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Ơ nước ta, những nỗ lực nghiên cứu theo hướng này, theo các tác giảLê Duy Thành và Trịnh Bá Hữu (1986), được bắt đầu từ 1966 ở Bộ mônDi truyền, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Tựnhiên thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội) và sau đó mở rộng sang các đơn vịkhác như: Trung tâm Di truyền Nông nghiệp (nay là Viện Di truyền Nôngnghiệp), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Viện Cây Lương thực vàThực phẩm, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và Viện Khoa học -Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Một số công trình khoa học có giá trị trong lĩnh vực này đã góp phầnxác định tính quy luật của PSĐB ở giai đoạn tiền phôi, cơ chế phân tử củaquá trình đột biến, hiệu quả của các tác nhân gây đột biến lên tần sốvà cácphổ đột biến ở lúa cũng như nghên cứu và sử dụng PSĐB thực nghiệmtrong chọn giống lúa. Kết quả là, cho đến nay đã có hàng chục giống câytrồng mới được tạo ra bằng phương pháp đột biến. Chẳng hạn, ở ngô cóDT6 và DT8; ở đậu tương có M103, V48, DT84, DT90, DT95...; ở cây lạccó V79, 4329, DT322, DT329... Đối với cây lúa, bằng phương pháp gây đột biến, nhiều giống mới đãđược tạo trong một thập kỷ qua. Chẳng hạn, bằng cách xử lý DMS các thểtái tổ hợp th ...