Danh mục

CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG THỰC VẬT part 2

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với hệ thống phân loại này, các đơn vị phân loại dưới loài có quan hệ với nhau rất chặt chẽ; và trên cơ sở đó người ta phân biệt lai gần (lai trong cùng loài) và lai xa (lai giữa các loài hoặc giữa các chi khác nhau).  Mỗi loài cây trồng hay thực vật nói chung có một số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng (Bảng 2.1) Dưới đây ta hãy tìm hiểu sơ lược về nguồn gốc, sự phân loại và phân bố của Chi Oryza nói chung, và của lúa trồng châu Á nói riêng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG THỰC VẬT part 2 27 Với hệ thống phân loại này, các đơn vị phân loại dưới loài có quan hệvới nhau rất chặt chẽ; và trên cơ sở đó người ta phân biệt lai gần (lai trongcùng loài) và lai xa (lai giữa các loài hoặc giữa các chi khác nhau).  Mỗi loài cây trồng hay thực vật nói chung có một số lượng nhiễmsắc thể đặc trưng (Bảng 2.1) Dưới đây ta hãy tìm hiểu sơ lược về nguồn gốc, sự phân loại và phânbố của Chi Oryza nói chung, và của lúa trồng châu Á nói riêng. Theo Watanabe (1997), do tính đa dạng và phức tạp về mặt hình tháivà di truyền của chi Oryza đã gây khó khăn trong việc phân loại và đặt têncác loài thuộc chi này. Chi Oryza có khoảng 20 loài hoang dại phân bố ởcác vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, và chỉ có hai loài lúa trồng là: O. sativaL. (trồng ở châu Á và nhiều vùng khác khắp địa cầu) và O. glaberrimaSteud (chỉ trồng ở một số quốc gia Tây Phi). Về nguồn gốc của lúa trồng và sự tiến hoá của chúng, đến nay cónhiều giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên, theo Oka (1991) và Oka vàMorishima (1997), tổ tiên của O. sativa là loài O. perennis Châu Á và củaO. glaberrima là O. breviligulata. Hai loài này tiến hoá độc lập nhau màtổ tiên của chúng còn chưa được xác định. Về nguồn gốc cây lúa trồng châu Á cũng có nhiều quan điểm khácnhau. Matsuo (1997) đã nêu lên bốn giả thuyết về nguồn gốc của lúa trồngẤn Độ, Trung Quốc, các vùng núi ở Đông Nam Á và phạm vi rộng lớn vớicác nguồn gốc đa chủng loại. Tuy nhiên, hiện giờ người ta tin rằng cáckhu vực miền núi ở Đông Nam Á rất có thể là nguồn gốc của lúa trồng.Kết luận này ủng hộ học thuyết của Morinaga năm 1967 cho rằng lúatrồng xuất phát từ phía Đông Nam chân núi Hymalaya. Điều này đã đượcGS. Bùi Huy Đáp đề cập từ năm 1964: Việt Nam là một trong những trungtâm sớm nhất của Đông Nam Á được nhiều nhà khoa học gọi là quêhương của cây lúa trồng; nó xuất hiện cách đây chừng 10 - 12 nghìn nămcùng với nền văn hoá Hoà Bình (Bùi Huy Đáp, 1999). Sự phân loại các giống lúa trồng thuộc loài O. sativa dựa trên hai cơ sởchính: (i) độ hữu thụ của các cây lai F1, và (ii) các đặc điểm hình thái, sinhlý và sinh thái. Chẳng hạn, dựa vào độ hữu thụ của các cây lai F1, lần đầutiên năm 1928 Kato và cs đã phân biệt O. sativa thành hai loài phụ(subspecies), còn gọi là kiểu (type) hay nhóm giống (group): kiểu Indicavà kiểu Japonica. Việc khảo sát sự phân bố địa lý của hai loài phụ này chothấy các giống lúa địa phương ở Nhật, Bắc Triều Tiên và Bắc Trung Quốcđều thuộc loài phụ Japonica. Trái lại, các giống lúa địa phương Ấn Độ,Java, Nam Trung Quốc và Đài Loan thuộc loài phụ Indica. Các kết quả 28nghiên cứu của Terao và Mizushima năm 1943 và Morinaga năm 1953phát hiện sự tồn tại của một kiểu trung gian không thuộc Indica vàJaponica và đặt tên là kiểu Javanica, vì các giống nghiên cứu này hầu hếtbắt nguồn từ Java, tức Indonesia. (Kushibuchi 1997; Watanabe 1997). Năm 1952, Matsuo lấy hình thái học làm cơ sở chính để phân loại cácgiống lúa trên thế giới và đã phân chia 3 kiểu A, B và C. Trong đó, kiểu A(Japonica) hầu như chỉ trồng ở Nhật, Bắc Triều Tiên và Bắc Trung Quốc;kiểu B (Javanica) phân bố chủ yếu ở Indonesia và các quần đảo Thái BìnhDương; và kiểu C (Indica) hầu hết được trồng ở Ấn Độ, Nam Trung Quốcvà các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, các kết quả phân loại loài phụ các giống lúa của các vùngkhác nhau cho thấy quỹ gene lúa gồm 89% lúa Indica, 9,5% lúa Japonicavà 1,5% chưa phân loại được (Luu Ngoc Trinh và cs, 1998). Phần lớngiống lúa ở vùng Tây Bắc nước ta là lúa Japonica (Chaudhary, 2000).1.2. Các trung tâm phát sinh cây trồng (Centres of origin) Các thực vật có hoa đầu tiên xuất hiện cách đây chừng 150 triệu năm.Nhờ áp dụng chọn lọc nhân tạo mạnh mẽ mà các thực vật từ tự nhiên đãchuyển sang thích nghi với chế độ canh tác với tư cách là các dạng câytrồng. Kết quả là tính biến dị di truyền của các cây trồng đã giảm đi nhiều. Có bằng chứng đáng kể cho thấy rằng các cây trồng đã không đượcphân bố một cách đồng bộ trên khắp thế giới. Thật vậy, dựa trên khốilượng khổng lồ vật liệu thu thập được từ nhiều vùng khác nhau trên thếgiới trong suốt 20 năm kể từ năm 1916, nhà di truyền học người NgaNicolai Ivanovich Vavilov (1887-1943; Hình 2.3) đã xây dựng nên họcthuyết về các trung tâm phát sinh cây trồng (Centers of origin ofcultivated plants; Hình 2.4). N.I. Vavilov cho rằng các cây trồng tiếnhoá từ các loài hoang dại trong các khu vực nàycho thấy tính đa dạng lớn hơn và ông gọi đó làcác trung tâm phát sinh sơ cấp. Sau đó, các câytrồng này dịch chuyển sang các khu vực khácchủ yếu do các hoạt động của con người; và tạicác khu vực này nói chung không có sự biến đổiphong phú và đa dạng như ở các trung tâm khởiphát. Nhưng ở một số khu vực, các loài câytrồng nào đó lại cho thấy sự đa ...

Tài liệu được xem nhiều: