Danh mục

Công tác quản trị trong quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái hướng đến phát triển bền vững

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 623.38 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Công tác quản trị trong quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái hướng đến phát triển bền vững phân tích các khái niệm, lý thuyết, mô hình đô thị sinh thái hướng đến bền vững, các bài học về quản trị trong xây dựng đô thị sinh thái của thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác quản trị trong quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái hướng đến phát triển bền vững CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI HƢỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ThS. KTS. Hoàng Anh; Dƣơng Nhật Linh Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt: Bài viết phân tích các khái niệm, lý thuyết, mô hình đô thị sinh thái hƣớng đến bền vững, các bài học về quản trị trong xây dựng đô thị sinh thái của thế giới; Bằng phƣơng pháp phân tích văn bản, cụ thể là các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành về quy hoạch xây dựng đô thị, kết hợp khảo sát thực tế, phỏng vấn sơ bộ tại một số dự án ―sinh thái‖ ở Việt Nam; bài viết xác định đƣợc thực trạng về mô hình ―đô thị sinh thái‖ ở Việt Nam hiện nay, sự thiếu vắng các cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng đô thị. Qua đó, trên cơ sở các lý luận, bài học kinh nghiệm của các lý thuyết nghiên cứu trong vào ngoài nƣớc, bài viết đề xuất một số nội dung về quản trị trong quy hoạch xây dựng đế thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu đô thị sinh thái hƣớng đến bền vững. Keywords: Đô thị sinh thái (Eco City), Phát triển bền vững (Sustainability), Quản lý đô thị (Urban Mangement). I. Đặt vấn đề: Ngày nay, với mục tiêu phát triển bền vững mà cả thế giới đang chung tay thực hiện thì cụm từ ―đô thị sinh thái‖ ngày càng đƣợc nhắc đến nhiều hơn; Theo đó, các tiêu chí để đánh giá, xây dựng theo chuẩn ―sinh thái‖, không chỉ tập trung ở các công trình xanh mà phải đƣợc đặt trong mối liên kết với các yếu tố cấu thành đô thị nhƣ giao thông, cây xanh, mặt nƣớc, đến các yếu tố nhƣ năng lƣợng, môi trƣờng, xã hội và thể chế, nhằm hƣớng đến xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, văn minh và bền vững. Đặc biệt là khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ứng dụng trong quản lý, vận hành, đã giúp cho việc sử dụng năng lƣợng hiệu quả và thông minh hơn, dẫn đến sự ra đời của mô hình ―thành phố sinh thái thông minh‖ nhƣ Thành phố Symbio City - Mô hình điển hình của Thụy Điển, Thành phố Fujisawa – Nhật Bản, Thành phố Melbourne ở Úc, hay đất nƣớc Singapore. Ở Việt Nam, mặc dù, cụm từ ―đô thị sinh thái‖ không còn xa lạ và trở thành thƣơng hiệu mà các chủ đầu tƣ bất động sản sử dụng nhƣ cách thức quảng bá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, thực tế thì nhƣ thế nào là đô thị đạt ―chuẩn‖ sinh thái, và cơ sở pháp lý nào để các nhà quản lý, các kiến trúc sƣ, quy hoạch triển khai thực hiện công tác nhƣ thiết kế, đánh giá, xếp loại, quản lý hay vận hành; Trong khi các pháp lý về đô thị, các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế ở Việt Nam chƣa có phần nào nhắc đến cụm từ hay khái niệm về ―đô thị sinh thái‖. Nhƣ vậy, để đạt đƣợc mục tiêu phát triển đô thị sinh thái hƣớng đến bền vững, trong khi chƣa có đầy đủ các pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể về thiết kế, quy 604 hoạch, xây dựng đô thị theo chuẩn ―sinh thái‖, thì Bộ máy quản trị, đặc biệt là các cơ quan, cán bộ có chức năng quản lý đô thị, trong phạm vi quyền hạn của mình cần chuẩn bị cũng nhƣ định hƣớng những gì để có thể bắt kịp xu hƣớng của thế giới nhƣng vẫn đảm bảo sự phát triển chung của đất nƣớc. II. Tổng quan: 2.1. Các lý luận về đô thị sinh thái, phát triển bền vững: Lý thuyết thành phố vƣờn ―Garden cities of To- tomorrow‖ từ năm 1902 của Ebenezer Howard đƣợc xem là những ý tƣởng gần với tƣ duy nghiên cứu về sinh thái đô thị: nghiên cứu từ cấu trúc về qui mô dân số, đối tƣợng chủ thể của đô thị là con ngƣời, với quan điểm tìm ra môi trƣờng cân bằng sinh thái thích hợp nhất cho cuộc sống của ngƣời dân có việc làm, có nơi ở có nơi sinh hoạt cộng đồng hợp lý. Đến những năm đầu của thế kỷ 20, nhiều nhà qui hoạch, kiến trúc sƣ đã xây dựng những thành phố có môi trƣờng sống hài hoà đảm bảo tiện nghi, quan tâm đến không gian thoáng, tự nhiên trong thành phố, công viên, rừng, hồ nƣớc và cảnh quan1. Hình 1. Biểu đồ Thành phố vƣờn Nguồn: Ebenezer Howard. 1902. Pulished in Garden cities of To- tomorrow Nhƣng đến những năm 80 của thế kỷ XX, ý tƣởng về đô thị sinh thái (Eco City) đƣợc công bố lần đầu tiên bởi các học giả Đức, tập trung vào sự trao đổi về những hoạt động diễn ra trong đô thị (vòng tròn năng lƣợng, nƣớc, chất thải, khí thải…). Richard Register - một chuyên gia thiết kế đô thị, đƣợc xem là ngƣời khai sinh ra phong trào Eco City, với nguyên tắc: Mọi người có thể sống, làm việc, mua sắm tại các cửa hàng, vui chơi trong một khoảng cách gần và giao thông là thứ mà người dân cần sử dụng khi họ đang ở chỗ mà họ không muốn ở. Lựa chọn giao thông đầu tiên trong ecocity phải là đi bộ, xe đạp là thứ hai, thứ ba là phương tiện giao thông công cộng, và cuối cùng mới đến các xe ô tô. Năm 1975, ông thành lập Khoa Đô thị sinh thái ở Berkeley - Mỹ, sau này đƣợc chuyển thành Ecocity Builders, một tổ chức phi chính phủ gắn trách nhiệm môi trƣờng 1 PGS, TS Đỗ Tú Lan. Những tiêu chí/chỉ số đánh giá đô thị sinh thái quốc tế/định hƣớng phát triển đô thị sinh thái ứng phó với biến đôi khí hậu ở việt nam. Hội nghị ―Tƣơng lai đô thị Việt Nam - Hành động hôm nay‖. 605 với phát triển đô thị thông qua giáo dục cộng đồng và tƣ vấn với các chính phủ và các nhà quy hoạch với phƣơng châm hoạt động là“để xây dựng lại nền văn minh của chúng ta trong sự cân bằng với thiên nhiên”. Ngày nay, tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái (International Ecocity Standard - IES) xây dựng bởi Ecocity Builders đƣợc nhiều dự án đô thị sinh thái sử dụng2. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 1988, “Một đô thị sinh thái là đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi ngư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: