Bài viết Đa dạng thành phần loài thực vật phù du (Phytoplankton) ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên được nghiên cứu nhằm đánh giá tính đa dạng loài, cấu trúc thành phần loài, sinh vật lượng và đặc điểm phân bố theo không gian và thời gian, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, bảo tồn, phát triển bền vững cho thủy vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thành phần loài thực vật phù du (Phytoplankton) ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0014
ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT PHÙ DU
(PHYTOPLANKTON) Ở VỊNH XUÂN ĐÀI, TỈNH PHÚ YÊN
Võ Văn Quý1,* , Hoàng Đình Trung1
Tóm tắt. Cho đến nay đã xác định được 181 loài thực vật phù du thuộc 64 chi, 43
họ, 26 bộ, 7 lớp, 4 ngành tảo ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên. Trong đó, ngành tảo
Silic (Bacillariophyta) có thành phần loài phong phú nhất, với 127 loài (chiếm
70,17 % tổng số loài); kế tiếp là ngành tảo Giáp (Dinophyta) có 51 loài (chiếm
28,18 %). Thấp nhất là ngành tảo Khuê (Ochrophyta) chỉ có 1 loài (chiếm 0,55 %)
và ngành tảo Lam (Cyanophyta) có 2 loài (chiếm 1,10 %). Mật độ tế bào thực vật
phù du phân bố ở vịnh Xuân Đài qua các đợt khảo sát dao động từ 1.026.000 -
116.722.000 tế bào/m3. Đã ghi nhận 31 loài tảo độc và 14 loài tảo gây hại trên vịnh
Xuân Đài, gồm 29 loài tảo Giáp, 13 loài tảo Silic, 2 loài tảo Lam và 1 loài tảo Khuê.
Từ khóa: Thực vật phù du, tỉnh Phú Yên, vịnh Xuân Đài.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vịnh Xuân Đài nằm phía Bắc tỉnh Phú Yên, phía Nam huyện Sông Cầu, có tọa độ địa
lý ở 13o20’30” – 13o29’30” vĩ độ Bắc và 109o13’00” – 109o20’30” kinh độ Đông, diện tích
khoảng 90 km2, được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển độ 15 km tạo thành
bán đảo Xuân Thịnh bao bọc lấy vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông trông giống hình đầu con
kỳ lân. Vịnh Xuân Đài là một vùng sinh thái đa dạng, có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng và
khai thác hải sản mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho nhân dân trong vùng, điển hình như
tôm, cua, cá, mực và một số loài động vật thân mềm, giáp xác có giá trị kinh tế.
Thực vật phù du là nhóm sinh vật quang tự dưỡng, chúng làm nguồn thức ăn sơ cấp
trong chuỗi thức ăn. Vì vậy, năng suất sinh học của các thủy vực phụ thuộc trực tiếp vào
sự phát triển của chúng. Thực vật phù du là nguồn thức ăn tự nhiên cho các sinh vật tiêu
thụ thứ cấp như động vật phù du, các loại ấu trùng tôm, cua, động vật thân mềm ăn lọc, cá
con và một số loài động vật khác. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật phù
du chịu tác động bởi các yếu tố như động lực, thủy văn và môi trường như hàm lượng
muối dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, cũng như các yếu tố sinh học khác nên chúng còn
được xem là những sinh vật chỉ thị của môi trường. Cho đến nay, những thông tin về
thành phần loài thực vật phù ở vùng vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên chưa được nghiên cứu
đầy đủ. Kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá ảnh hưởng các hoạt động kinh tế lên môi
trường sinh thái nguồn lợi của khu vực đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài” đã ghi nhận
được 115 loài thực vật phù du, trong đó 74 loài tảo Silic (Bacillariophyceae), 40 loài tảo
Giáp (Dinophyceae) và 1 loài tảo Kim (Dictyochophyceae) (Nguyễn Thị Mai Anh, Hồ
Văn Thệ, 2011). Đây được xem là những dữ liệu đầu tiên về thực vật nổi ven biển tỉnh
Phú Yên nói chung và vịnh Xuân Đài nói riêng. Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu
1
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
* Email: vovanquy73@husc.edu.vn
PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 131
về thành phần loài thực vật phù du ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên từ số liệu của các
chuyến khảo sát được thực hiện trong 2 năm (2017 và 2018) nhằm đánh giá tính đa dạng
loài, cấu trúc thành phần loài, sinh vật lượng và đặc điểm phân bố theo không gian và thời
gian, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, bảo tồn, phát triển bền vững cho thủy vực.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài thực vật phù du ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú
Yên. Trên toàn bộ vịnh chọn 8 điểm để điều tra, thu m u theo quy trình quy phạm nghiên cứu
cơ bản của UBKH Kỹ thuật Nhà nước (1981) nay là Bộ Khoa học và Công nghệ. Tại mỗi
điểm thu một m u định tính và một m u định lượng trong mỗi đợt khảo sát.
Bảng 1. Các điểm thu mẫu thực vật phù du ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên
Ký hiệu Tọa độ
Stt Địa điểm
mẫu Kinh độ Vĩ độ
1 XPg Xã Xuân Phương, Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên 13°28'45''N 109°14'23''E
Vũng Chào, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu,
2 VCo 13°27'20''N 109°16'18''E
tỉnh Phú Yên
3 XĐ Phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên 13°25'03''N 109°14'10''E
4 XT Phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên 13°25'59''N 109°14'14''E
5 XP Phường Xuân Phú, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên 13°26'48''N 109°14'40''E
6 XY Phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên 13°27'30''N 109°15'02''E
7 VCa Vũng Chùa 13°27'03''N 109°14'18''E
Vũng La, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú
8 VL 13°27'30''N 109°14'20''E
Yên
Hình 1. Bản đồ vị trí các điểm thu mẫu thực vật phù du ở vịnh Xuân Đài
132 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
2.2. Thời gian nghiên cứu
Trong hai năm 2017 - 2018, tiến hành thu 128 m u định tính và định lượng thực vật
phù du tại 08 điểm khảo sát ở vịnh Xuân Đài trong 08 đợt nghiên cứu.
2.3. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
M u định tính được thu bằng lưới vớt thực vật phù du kiểu Juday hình nón với kích
thước mắt lưới là 25 μm. Thu m u bằng cách quăng và kéo lưới trên tầng mặt với tốc độ
kéo trung bình 0,5 m/s. M u thu được lưu trong lọ 150 m ...