Danh mục

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị can thiệp nội mạch bệnh nhân vỡ phình động mạch não

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.76 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh vỡ phình động mạch não và đánh giá kết quả điều trị can thiệp nội mạch phình động mạch não đã vỡ tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2009 đến 11 - 2014.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị can thiệp nội mạch bệnh nhân vỡ phình động mạch não TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP NỘI MẠCH BỆNH NHÂN VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO Phạm Đình Đài*; Đỗ Đức Thuần*; Đặng Minh Đức* TÓM TẮT Nghiên cứu tiến cứu trên 137 bệnh nhân (BN) chảy máu não (CMN) nghi do vỡ phình động mạch não điều trị nội trú tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2009 đến 11 2014. Đặc điểm lâm sàng: đau đầu dữ dội 85,4%, nôn và buồn nôn 81,8%, rối loạn ý thức 44,5%, co giật hoặc duỗi cứng 23,4%, tăng huyết áp 45,3%, dấu hiệu cứng gáy 74,5%, dấu hiệu Kergnig 73%. Tổn thương thần kinh khu trú 30,7%. Triệu chứng lâm sàng “vết nứt cảnh báo” 43,8%, vỡ phình mạch tái phát 39,4%. Chụp DSA (digital subtraction angiography) phát hiện 164 phình mạch, đã vỡ 137 phình mạch. Nút thành công 94,5%, nút kín 85,7%, nút bán phần 8,8%. Lâm sàng khi ra viện: tốt 78,5%, xấu 13,5%, tử vong 8%. Kiểm tra định kỳ bằng MRA (magnetic resonance angiography), DSA sau can thiệp 3, 6, 12 và 36 tháng. * Từ khóa: Chảy máu dưới nhện; Chảy máu não; Phình động mạch; Vòng xoắn kim loại nút mạch. Clinical, Paraclinical Characteristics and Treatment Outcomes of Endovascular Intervention in Patients with Cerebral Hemorrhage due to Ruptured Cerebral Aneurysm Summary A prospective study was conducted on 137 patients with cerebral hemorrhage suspected to aneurysm rupture at Department of Stroke, 103 Hospital from 1 - 2009 to 11 - 2014. Clinical features: 85.4% severe headache, nausea and vomiting 81.8%, 44.5% consciousness disorders, seizure or extension 23.4%, hypertension 45.3%, nuchal rigidity 74.5%, Kergnig signs 73%, focal neurological lesions: 30.7%. Clinical signs of warning leak accounted for 43.8%, aneurysm reruptured 39.4%. DSA (digital subtraction angiography) was done to detect 164 aneurysms, 137 ruptured aneurysms. Coiling was successful in 94.5%, complete coiling 85.7%, incomplete coiling 8.8%. Outcome: 78.5% good, 13.5% bad, 8% mortality. Periodical check-up was performed by MRA (magnetic resonance angiography) and DSA after 3, 6, 12 and 36 months. * Key words: Subarachnoid hemorrhage; Cerebral hemorrhage; Ruptured Aneurysm; Coiling. ĐẶT VẤN ĐỀ Phình động mạch não là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến thầm lặng, thường chỉ được phát hiện khi phình mạch bị vỡ. Phình động mạch não chiếm 1,5 - 8% dân số, trung bình chiếm 5% dân số ở các nước trên thế giới, tuy nhiên Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể. * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Phạm Đình Đài (phamdai103@gmail.com) Ngày nhận bài: 30/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/02/2015 Ngày bài báo được đăng: 26/02/2015 102 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 Phình động mạch não vỡ gây chảy máu dưới nhện (CMDN), CMN thất hoặc CMN. 80% trường hợp CMDN là do vỡ phình động mạch não. Đây là bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Chảy máu tái phát sau vỡ phình động mạch não chiếm tỷ lệ cao, thậm chí khi BN đang được điều trị nội trú tại bệnh viện. Tỷ lệ tái phát trong vòng 30 ngày đến 6 tháng đầu sau khi vỡ nếu không được điều trị chiếm hơn 50%, tỷ lệ tử vong tương ứng 50%. Phình động mạch não vỡ có hai cách điều trị cơ bản: kẹp cổ túi phình bằng clip (clipping) và làm đông máu trong lòng túi phình bằng vòng xoắn kim loại (coiling). Điều trị can thiệp nội mạch là đặt vào lòng túi phình những vòng xoắn kim loại gây đông máu nút kín túi phình, loại túi phình khỏi hệ động mạch mà vẫn đảm bảo động mạch mang túi phình lưu thông. Kỹ thuật này trên thế giới hiện rất phổ biến. Tại Việt Nam cũng đã triển khai thành công ở một số bệnh viện lớn, trong đó Bệnh viện Quân y 103 triển khai thành công từ năm 2009. Việc nghiên cứu lâm sàng, hình ảnh chụp động mạch, chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch, cũng như đánh giá kết quả sau điều trị rất cần thiết, nhằm giúp việc điều trị tích cực mang lại hiệu quả cao, an toàn, giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh vỡ phình động mạch não và đánh giá kết quả điều trị can thiệp nội mạch phình động mạch não đã vỡ tại Bệnh viện Quân y 103. 103 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 137 BN đột quỵ chảy máu do vỡ phình động mạch não điều trị nội trú tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ 11 - 2009 đến 11 - 2014. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu, cắt ngang, không đối chứng, theo dõi dọc. * Nghiên cứu lâm sàng: Khám lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu với các nội dung sau: khám nội khoa, khám lâm sàng thần kinh (khai thác tiền sử, triệu chứng khởi phát, triệu chứng vào viện), khai thác triệu chứng sớm, dấu hiệu cảnh báo, vỡ tái phát, đánh giá mức độ lâm sàng theo HuntHess toàn nhóm và so sánh 2 nhóm không tái phát (nhóm I), nhóm tái phát (nhóm II), so sánh kết quả điều trị giữa nhóm I và nhóm II. * Nghiên cứu cận lâm sàng: xét nghiệm dịch não - tuỷ, chụp cắt lớp vi tính, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: