Bỏng là một cấp cứu thường gặp trong cuộc sống đời thường. Thỉnh thoảng phảicấp cứu bỏng hàng loạt. Đến 80 % tổng số bệnh nhân là bỏng nông trên diện hẹp, chiếm dưới 20% diệntích da của cơ thể. Đối với loại bỏng này, điều trị rất đơn giản: cho bệnh nhân nghỉngơi, giảm đau và chống bội nhiễm. Số 20 % còn lại là bỏng vừa rộng vừa sâu. Loại này rất nặng, cần phải tập trunghồi sức tích cực, đặc biệt trong 8 giờ đầu. Tỷ lệ tử vong loại này còn rất cao....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương về bỏngĐại cương về bỏng1 Votes Mục tiêu học tập: Trình bày được các nguyên nhân gây nên bỏng. • Nắm được cách tính diện tích và xác định độ sâu của bỏng • Trình bày được diễn biến lâm sàng của bỏng. • Trình bày được cấp cứu ban đầu của bỏng •2. Nội dung:2.1. Đại cương:− Bỏng là một cấp cứu thường gặp trong cuộc sống đời thường. Thỉnh thoảng phảicấp cứu bỏng hàng loạt.− Đến 80 % tổng số bệnh nhân là bỏng nông trên diện hẹp, chiếm dưới 20% diệntích da của cơ thể. Đối với loại bỏng này, điều trị rất đơn giản: cho bệnh nhân nghỉngơi, giảm đau và chống bội nhiễm.− Số 20 % còn lại là bỏng vừa rộng vừa sâu. Loại này rất nặng, cần phải tập trunghồi sức tích cực, đặc biệt trong 8 giờ đầu. Tỷ lệ tử vong loại này còn rất cao.2.2. Nguyên nhân của bỏng : Bỏng do nhiệt: do nước sôi, do bỏng xăng…− Có thể bỏng do nhiệt độ thấp: nước đá, nitơ lạnh…− Bỏng do tia lửa điện (đặc biệt là điện cao thế), do sét đánh.− Bỏng do hoá chất: phospho, acid, xút…− Bỏng do phóng xạ.−2.3. Cách tính diện tích bỏng:Có nhiều cách tính diện tích bỏng, người lớn tính kháctrẻ em vì ở trẻ em tỷ lệ giữa đầu mặt – cổ so với các chi lớn hơn người lớn:− Người lớn theo “luật 9” của Wallace:−Vị trí Diện tích ( %) CộngĐầu – mặt – cổ 9% 9%Thân mình phía trước 9%x2 18 %Thân mình phía sau 9%x2 18 %Một chi trên 9% 18 % ( 2 tay)Một chi dưới 9%x2 36 % ( 2 chân )Vùng hậu môn sinh dục 1% 1% 100 %− Cách tính bằng lòng bàn tay ( theo Faust ): mỗi lòng bàn tay của bệnh nhân đượctính bằng 1 % diện tích da bị bỏng.− Đối với trẻ em: Trẻ em càng nhỏ tuổi thì tỷ lệ đầu mặt cổ so với chi dưới cànglớn hơn người lớn. Mới đẻ 1 tuổi 5 tuổi 10 tuổi 13 tuổi.Đầu mặt 20 % 17 % 13 % 10 % 8%Hai đùi 11 % 13 % 16 % 18 % 19 %Hai cẳng chân 9% 10 % 11 % 12 % 13 % Bỏng trên 15 % diện tích cơ thể ở người lớn và trên 8 % ở trẻ em là bỏng nặng.−2.4. Phân loại độ sâu bỏng:Người ta dựa vào nguyên nhân gây bỏng ( bỏng xăng sâu hơn bỏng nước sôi…), thờigian gây bỏng ( ngâm trong nước sôi thì nặng hơn bị dội thoáng qua…) và diễn biếnlâm sàng ( từ độ nhẹ có thể thành độ nặng …) mà chia độ sâu của bỏng ra các loại :bỏng nông, bỏng sâu, bỏng trung gian.Bỏng nông: là bỏng nhẹ, dễ khỏi và khi khỏi không để lại sẹo.− Bỏng độ 1: là bỏng ở lớp sừng. Chỗ da bị bỏng đỏ, rát, 2 – 3 ngày thì khỏi vàkhông để lại sẹo. Hay gặp: bỏng nắng, bỏng nước sôi chỗ không có quần áo.− Bỏng độ 2 : thương tổn lớp biểu bì. Trên nền da đỏ, xuất hiện những nốt phỏngnước chứa dịch trong. Vì chưa tới lớp tế bào đáy nên khi khỏi không để lại sẹo. Khỏisau 10 – 14 ngày. Hay gặp: bỏng nước sôi chỗ có quần áo…Bỏng sâu: là loại bỏng nặng và rất nặng, tác nhân gây bỏng phá huỷ lớp tế bào đáy,để lại sọ dúm dó, đa số cần phải lại vá da.− Bỏng độ 3: lớp tế bào đáy bị phá huỷ, bỏng ăn lan tới trung bì, gây hoại tử da diệnrộng. Vì mất lớp tế bào sinh sản, da không được bảo vệ, nên bỏng loại này hầu hết bịnhiễm khuẩn. Thường gặp bỏng do xăng, acid, bỏng điện…− Bỏng độ 4: tác nhân gây bỏng phá huỷ hết da, bỏng ăn tới tận cơ, xương, cả mộtvùng của chi bị cháy đen. Thường gặp do điện cao thế, sét đánh, cháy nhà ( trong cácthảm hoạ cháy nhà cao tầng), cháy ô tô trở khách…).Bỏng trung gian: là loại bỏng nằm giữa giới hạn bỏng nông và bỏng sâu. Bỏng lan tớimột phần của lớp tế bào đáy ( lớp nông, phần uốn lượn lên xuống ). Bỏng loại nàytiến triển tốt, nhưng cũng có thể nặng lên và thành bỏng sâu. Thường gặp bỏng nướcsôi chỗ có quần áo…2.5. Chẩn đoán độ sâu của bỏng: một số nghiệm pháp đơn giản để chẩn đoán bỏngnông và bỏng sâu:· Thử cảm giác vùng da bị hoại tử bỏng: dùng kim nhọn, tăm bông Bỏng thượng bì: đau sẽ tăng.− Bỏng trung bì: còn đau nhưng giảm.−− Bỏng sâu: không biết đau. · Cặp rút lông ở vùng hoại tử bỏng : nếu không đau, rútdễ là bỏng sâu.Nghiệm pháp tuần hoàn vùng bỏng: đặt vòng vải của dụng cụ đo HA lên trên củavùng chi bị bỏng. Bơm không khí đến 80 – 90 mmHg để 10 phút. Nếu là bỏng nôngmàu sẽ tím dần. Nếu là bỏng sâu sẽ không thay đổi màu sắc ( do tắc mạch).2.6. Tiên lượng bỏng: dựa vào Nguyên nhân gây bỏng: bỏng do hoá chất nặng hơn bỏng nhiệt…−− Diện tích và độ sâu của bỏng: diện tích bỏng rộng nặng hơn diện tích bỏnghẹp…, bỏng sâu nặng hơn bỏng nông…− Cơ địa bệnh nhân: bỏng ở trẻ em và người già yếu tiên lượng nặng. Người lớn,bỏng độ 2 quá 30 %, độ 3 quá 15 % là bỏng nặng. Nhưng trẻ em, bỏng độ 2 quá 12 %,độ 3 quá ...