Danh mục

Đại thắng mùa xuân - Chương 14: Táo bạo, bất ngờ, chắc thắng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.04 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những ngày còn ở Tây Nguyên, khi được biết Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm đánh vào Sài Gòn trước mùa mưa với tư tưởng chỉ đạo "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", chúng tôi bắt đẩu suy nghĩ về cách đánh Sài Gòn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại thắng mùa xuân - Chương 14: Táo bạo, bất ngờ, chắc thắngĐại thắng mùa xuân - Chương 14: Táo bạo, bất ngờ, chắc thắngNhững ngày còn ở Tây Nguyên, khi được biết Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm đánh vào SàiGòn trước mùa mưa với tư tưởng chỉ đạo Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, chúngtôi bắt đẩu suy nghĩ về cách đánh Sài Gòn.Lúc đó tuy chưa nắm được t ình hình thật cụ thể về địch, về địa hình, về tổ chức và phongtrào cách mạng trong thành phố nhưng trên cơ sở nhiệm vụ đã biết, những vấn đề cầnthiết đã sơ bộ chuẩn bị những kinh nghiệm đã được rút ra, trước sự rối loạn chiến lược vàsuy sụp tinh thần của địch, chúng tôi cố hình dung ra một cách đánh có thể tựa như cáchđánh Buôn Ma Thuột không, nhưng chắc chắn trong điều kiện mới t ình hình sẽ phức tạphơn, quy mô chiến dịch sẽ lớn hơn đòi hỏi một trình độ tổ chức cao hơn. Do vai trò quyếtđịnh của chiến dịch đối với cuộc chiến tranh cách mạng, do sự thay đổi về so sánh lựclượng giữa ta và địch, do những yếu tố mới nảy ra cho nên công tác chuẩn bị sẽ phải làmnhiều mặt và vô cùng khẩn trương, nhất là công tác tổ chức chỉ huy, tổ chức hiệp đồngmọi lực lượng tham gia tiến công phải thật chặt chẽ thì mới bảo đảm chắc thắng. Tấtnhiên lần này đánh vào Sài Gòn không phải cứ rập khuôn máy móc mà nghệ thuật phảiphát triển hơn, sáng tạo hơn. Nhưng sáng tạo như thế nào, phát triển như thế nào, tổ chứcra làm sao thì còn phải căn cứ vào nhiều mặt cụ thể của tình hình mới quyết định được.Những câu hỏi đó, những suy nghĩ đó, những t ìm tòi đó bắt đầu dính chặt vào đầu ócchúng tôi, nhất là từ hôm có tấm bản đồ Sài Gòn lấy được ở kho bản đồ của địch ở BuônMa Thuột.Nhớ lại những báo cáo hàng tuần, hàng tháng của Bộ Tư lệnh Miền và của Thành uỷ SàiGòn trước đây nói về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế, tình hình đấu tranh của cáctầng lớp nhân dân đòi dân sinh, dân chủ, đòi hoà bình thống nhất, v.v, nhớ lại những báocáo của đơn vị đã đánh vào Sài Gòn năm 1968 và mới đây đồng chí Thượng tá Vũ Long,cán bộ của Bộ Tham mưu Miền, ra Tây Nguyên báo cáo cho biết kế hoạch chiến dịchXuân Hè của Bộ chỉ huy Miền, chúng tôi càng có thêm những cơ sở hiểu biết cần thiết vềSài Gòn để tiếp tục dựng dần trong đầu một kế hoạch giải phóng Sài Gòn.Trên đường vào B.2, ngồi trên xe, suy nghĩ về cách đánh, gặp một vấn đề g ì chưa nhớ ra,tôi bất chợt hỏi luôn đồng chí Hoàng Dũng, ví dụ về các con sông quanh Sài Gòn rộng,sâu như thế nào, số dân đến nay đã lên đến bốn triệu chưa. Sư đoàn 25 nguỵ do tên tướngnguỵ nào chỉ huy và nhắc điện cho Khu 6 cho ngay ng ười đến Nha địa dư Đà Lạt lấy bảnđồ Sài Gòn gửi nhanh nhất vào B.2 cho Đoàn A.75.Vào đến B.2, sau ba ngày nghe Bộ Tham mưu Miền báo cáo khá cụ thể về tình hình cácmặt của Sài Gòn, của Quân khu 3 nguỵ và nhất là sau thời gian dự họp với Trung ươngCục và Quân uỷ Miền, nghe các đồng chí phân tích to àn diện, sâu sắc những đặc điểmcủa Sài Gòn, chúng tôi có thêm những căn cứ vững chắc hơn để bàn định kế hoạch tổngcông kích.Trong những lúc thảo luận chung với các đồng chí trong Bộ chỉ huy và cán bộ phụ tráchcác ngành ở phòng họp, cũng như những lúc làm việc một mình, hoặc trước khi ngủ, khithức giấc trong đêm, v.v… địa hình Sài Gòn - Gia Định luôn luôn hiện lên trong đầu ócchúng tôi. Hình ảnh Sài Gòn - Gia Định với những hệ thống đường sá, sông ngòi, kênhrạch, cầu cống, kho tàng, vị trí các cơ quan quân sự và dân sự của nguỵ quân, nguỵ quyềnin dần, in dần vào trí nhớ. Tôi và nhiều đồng chí trong Sở chỉ huy từ trước đến nay chưađặt chân đến Sài Gòn lần nào, nhưng qua một thời gian nghe nhiều, nhìn nhiều và saunhiều ngày dán mắt vào các tấm bản đồ Sài Gòn - Gia Định, trong đó có cả những tấmin để bán cho khách du lịch, chúng tôi đã thuộc được tên nhiều đường phố, tên các cầu,các khu nhà nhiều tầng, kho tàng, bến cảng, tuy chưa biết được cảnh trí, màu sắc, đườngnét, kiến trúc cụ thể, nhưng lại nhớ được cự ly, chiều rộng, diện tích, v.v, của những nơiđó. Chúng tôi đã có thể nói chuyện và làm việc với nhau về t ình hình Sài Gòn mà khôngphải trải bản đồ như lúc mới đến B.2 nữa.Khi nghiên cứu hệ thống bố trí phòng ngự của địch ở vùng Sài Gòn trên bản đồ, kết hợpvới báo cáo hàng ngày của các đồng chí tham mưu, quân báo, những sư đoàn bộ binh củađịch như các sư đoàn 5, 25, 7, 18 và 22 (sư đoàn này vừa mới khôi phục sau trận đại bại ởBình Định), các lữ dù, Lữ 468 thuỷ quân lục chiến, Lữ 3 kỵ binh thiết giáp, các vị trí củaBộ Tổng Tham mưu nguỵ, Biệt khu thủ đô, sân bay Tân Sơn Nhất, v.v, tuy chỉ là nhữngký hiệu màu xanh, màu đen ghi lên bản đồ cứ ám ảnh trong đầu, dần dần hiện rõ và hìnhdung được cả hình thù, trạng thái tinh thần của địch, hiểu được cả tiểu sử và cá tính củanhững tướng, tá nguỵ chỉ huy những đơn vị đó.Thảo luận và quyết định kế hoạch đánh Sài Gòn là một quá trình lao động trí óc căngthẳng của Bộ chỉ huy chiến dịch vì thời gian còn ít quá, tình hình chuyển động nhanhquá, có rất nhiều vấn đề không chỉ đơn thuần là quân sự mà có quan hệ đến nhiều mặt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: