Danh mục

Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn của dexamethasone ở bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.36 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Buồn nôn và nôn sau mổ (BNNSM) là một vấn đề thường gặp trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Tỉ lệ BNNSM chung khoảng 20- 30% theo Hiệp Hội Gây Mê Hồi Sức Hoa Kì và lên đến 80% ở những bệnh nhân có nguy cơ rất cao về buồn nôn và nôn sau mổ. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn của Dexamethasone trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn của dexamethasone ở bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG BUỒN NÔN VÀ NÔN CỦA DEXAMETHASONE Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT BỆNH LÝ TIÊU HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI Ổ BỤNG Tăng Văn Dũng, Nguyễn Long Hồ Nguyễn Thị Hồng Điệp I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Buồn nôn và nôn sau mổ (BNNSM) là một vấn đề thường gặp trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Tỉ lệ BNNSM chung khoảng 20- 30% theo Hiệp Hội Gây Mê Hồi Sức Hoa Kì và lên đến 80% ở những bệnh nhân có nguy cơ rất cao về buồn nôn và nôn sau mổ. Phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng là phương pháp điều trị ngoại khoa thường qui như cắt túi mật bằng phương pháp nội soi, cắt ruột thừa nội soi. Phương pháp nội soi ít xâm hại hơn phương pháp phẫu thuật mở, nhưng tỉ lệ buồn nôn và nôn sau mổ cao hơn mổ mở, khoảng 40 – 70%. BNNSM làm bệnh nhân ra mồ hôi, nhịp tim nhanh, đau bụng, kéo dài thời gian nằm ở phòng hồi tỉnh cũng như thời gian nằm viện và tăng nguy cơ mắc Hội chứng Mendelson viêm phổi do hít phải chất nôn. BNNSM mức độ nặng có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, bục vết mổ, chảy máu kéo dài ở vết thương, máu tụ và vỡ thực quản. Do vậy dự phòng NBNSM là vấn đề mà các nhà gây mê hồi sức và ngoại khoa đã và đang quan tâm tới trong thời gian gần đây. Trong quá khứ đã có những thuốc để kiểm soát BNNSM, những thuốc đó thường là kháng histamin, các dẫn xuất phenothiazine, kháng cholinergics, đối kháng thụ thể dopamine với tác dụng không mong muốn như an thần, dysphoria, triệu chứng ngoại tháp, khô miệng, bồn chồn và nhịp tim nhanh. Từ khi khám phá được vùng nhận cảm hóa học CTZ ở sàn não thất IV, các chất trung gian hóa học đồng vận dẫn truyền cảm giác nôn, tại vùng này tới trung tâm nôn ở hành não đã cắt nghĩa được phần nào cơ chế tác dụng phòng nôn của Dexamethasone. Dexamethasone là thuốc dễ kiếm và giá thành rẻ, nhưng chưa sử dụng rộng rãi trong dự phòng BNNSM. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu nghiên cứu : “Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn của Dexamethasone ở bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng“. 1.1- Mục tiêu chung: Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn của Dexamethasone ở bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng. 1.2- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn của Dexamethasone trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1- Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi từ tháng 3 năm 2020 đến hết tháng 8 năm 2020 tại khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 289 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 2.1.1- Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi - Bệnh nhân tuổi từ 18- 65 tuổi , đồng ý tham gia nghiên cứu. - Bệnh nhân không sử dụng thuốc chống nôn trước phẫu thuật - Bệnh nhân có ASA (American Society of Anesthesiologisis) từ I - II. 2.1.2- Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân chống chỉ định sử dụng Dexamethasone. - Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. - Có triệu chứng nôn và buồn nôn trước mổ, dùng thuốc chống nôn trước mổ. - Bệnh nhân đang sử dụng Steroid hoặc đang điều trị ung thư bằng hóa chất. - Chuyển qua mổ mở và không thực hiện đúng quy trình gây mê. - Đánh giá ASA III – IV hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2- Phương pháp nghiên cứu 2.2.1- Thiết kế nghiên cứu Ngẫu nhiên, có nhóm chứng. 2.2.2- Địa điểm nghiên cứu Khoa GMHS Bệnh Viên ĐKKV Tỉnh An Giang 2.2.3- Thời gian nghiên cứu từ tháng 03/2020 đến tháng 08/2020. 2.3- Định nghĩa biến số nghiên cứu: - Thời gian gây mê: từ lúc bắt đầu tiêm thuốc ngủ để khởi mê cho đến lúc rút nội khí quản. - Thời gian phẫu thuật: từ lúc bắt đầu rạch da đến lúc kết thúc đóng da. - Nôn là sự tống các chất trong dạ dày ra ngoài liên quan đến sự co nhịp nhàng của các cơ hô hấp, bao gồm cơ hoành và các cơ thành bụng. - Buồn nôn là một cảm giác khó chịu ở vùng họng, thượng vị và muốn nôn. Buồn nôn thường đi kèm với nôn nhưng không nhất thiết hai triệu chứng này cùng xuất hiện cùng lúc. - Thang điểm Apfel: Yếu tố nguy cơ Điểm Nữ 1 Tiền sử nôn, buồn nôn sau mổ 1 Không hút thuốc 1 Dùng opioid sau mổ 1 Chấm điểm Apfel về nguy cơ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật. Nguy cơ cao: 3-4 điểm. - Theo dõi: Huy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: