Danh mục

Đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tôm - rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 537.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm-rừng; từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp sản xuất và môi trường nhằm góp phần phát triển nuôi tôm trong rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5/2018 thông qua khảo sát trực tiếp 167 hộ dân nuôi tôm theo mô hình tôm-rừng tại địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tôm - rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ NHẬN ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH TÔM - RỪNG TẠI HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU *Phạm Việt Hải; Trương Thanh Cảnh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM – Đại học Quốc gia TP.HCM Email: *pvhaig@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm-rừng; từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp sản xuất và môi trường nhằm góp phần phát triển nuôi tôm trong rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5/2018 thông qua khảo sát trực tiếp 167 hộ dân nuôi tôm theo mô hình tôm-rừng tại địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy nuôi trồng thủy sản (trong đó chủ yếu là tôm) mang lại nguồn thu thường xuyên và lợi nhuận kinh tế cao hẳn so với rừng (41,71 triệu đồng/ha/năm so với 6,04 triệu đồng/ha/năm). Kết quả phân tích chất lượng nước tại 3 ao nuôi cho thấy TSS có hàm lượng từ 34,5 mg/l đến 263 mg/l và COD có hàm lượng từ 89,7 mg/l đến 129,4 mg/l, hàm lượng các chất ô nhiễm có xu hướng gia tăng theo việc cho ăn và sử dụng hóa chất gây màu nước. Việc bố trí rừng trong ao nuôi với mương phụ quá nhỏ cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất của nông hộ. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất xây dựng chuỗi mô hình nuôi tôm sinh thái, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Từ khóa: biến đổi khí hậu, huyện Ngọc Hiển, mô hình nuôi tôm, rừng ngập mặn, tôm-rừng. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nuôi trồng thủy sản được xem là thế mạnh của tỉnh Cà Mau, trong đó chủ lực là ngành nuôi tôm với tổng diện tích ao nuôi vào năm 2016 đạt khoảng 275.859 ha, đạt sản lượng 131.000 tấn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017). Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của hoạt động nuôi tôm là những vấn đề về môi trường như phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích, môi trường nước bị suy giảm, bùn thải từ ao nuôi. Đồng thời, nuôi tôm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn do các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) như xâm nhập mặn vào nội đồng, hạn hán, và nước biển dâng. Trước thực trạng đó, tỉnh Cà Mau đã có những chính sách nhằm khuyến khích phát triển các mô hình nuôi tôm-lúa và tôm-rừng vì đây là những mô hình thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm và có khả năng thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Theo đó, mô hình tôm-rừng được đánh giá cao về sự phù hợp đối với các địa phương có nền đất mặn ven biển và đang chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. 112 Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Sau nhiều năm triển khai tại huyện Ngọc Hiển, mô hình đã phát huy vai trò tích cực trong việc cải thiện đời sống người dân, nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất về vai trò của rừng ngập mặn và giảm các tác động thiên tai do biến đổi khí hậu tại địa phương. Do đó, đây được xem là mô hình tiềm năng cho các địa phương áp dụng để phát triển bền vững trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình triển khai tại địa phương đã xảy ra xung đột lợi ích giữa một bên là người nuôi, muốn mở rộng diện tích nuôi tôm để có lợi nhuận cao, và một bên là chính quyền địa phương, muốn bảo vệ và phát triển diện tích rừng ngập mặn. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn này, đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tôm-rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” sẽ đánh giá, so sánh hiệu quả hai đối tượng trong mô hình là thủy sản và rừng, cũng như nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình tôm-rừng được triển khai tại huyện Ngọc Hiển và từ đó đề xuất những giải pháp cân bằng lợi ích của các bên cũng như khắc phục những hạn chế nhằm phát triển mô hình một cách bền vững. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng một số số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý địa phương, các nguồn số liệu thống kê cũng như các báo cáo hằng năm của các cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu được thực hiện dựa trên các số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng bảng câu hỏi về thông tin chung của nông hộ, hiệu quả kinh tế, khía cạnh kỹ thuật, các ảnh hưởng của BĐKH. Số lượng nông hộ cần điều tra, phỏng vấn được tính toán dựa trên công thức tính c�mẫu của Linus Yamane: n = N/(1+N*e2). Trong đó: n là c�mẫu cần khảo sát, N là số hộ sản xuất tại địa phương, e là mức độ sai lệch. Trong nghiên cứu này, ta cho phép độ tin cậy là 95% và độ sai lệch là 5%. Tổng số lượng phiếu điều tra, phỏng vấn là 167. Các hộ được chọn khảo sát phải đảm bảo điều kiện là chủ của các ao nuôi nhằm thu thập được các thông tin chính xác nhất. Tác giả thực hiện lấy mẫu tại các ao nuôi đại diện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt động quản lý môi trường, cụ thể là công tác xử lý nước trước khi thả nuôi đến chất lượng môi trường nước. Tuy nhiên, bên cạnh hoạt động xử lý nước trước khi thả nuôi thì chất lượng môi trường nước còn bị ảnh hưởng bởi chế độ chăm sóc và bổ sung thức ăn. Do đó, tác giả sẽ lấy mẫu tại 3 ao nuôi đại diện cho các hình thức quản lý và chăm sóc ao nuôi khác nhau (Bảng 1) nhằm tạo cơ sở để so sánh, đánh giá ảnh hưởng của các hình thức này lên chất lượng môi trường nước ao nuôi. Bảng 1: Thông tin vị trí lấy mẫu STT Ao nuôi Đặc điểm Tọa độ 1 Ao số 1 - Xử lý nước trước khi thả nuôi 8o44’55” N - Bổ sung thức ăn 104o59’6” E 2 Ao số 2 - Xử lý nước trước khi thả nuôi 8o ...

Tài liệu được xem nhiều: