Danh mục

Đánh giá năng lực khoa học của học sinh khi dạy học một số kiến thức về 'Dòng điện trong các môi trường' (Vật lí 11)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.68 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cách đánh giá năng lực khoa học (NLKH) của học sinh trung học phổ thông khi dạy học một số kiến thức về “Dòng điện trong các môi trường” (Vật lí 11) dựa trên tiêu chí (Rubric) và bài tập đánh giá năng lực theo PISA.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá năng lực khoa học của học sinh khi dạy học một số kiến thức về “Dòng điện trong các môi trường” (Vật lí 11) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0184 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 272-278 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC CỦA HỌC SINH KHI DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ “ DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” (VẬT LÍ 11) Nguyễn Văn Khải1 , Lê Chí Nguyện2 1 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên 2 Khoa Tự nhiên, Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt. Bài viết trình bày cách đánh giá năng lực khoa học (NLKH) của học sinh trung học phổ thông khi dạy học một số kiến thức về “Dòng điện trong các môi trường”(Vật lí 11) dựa trên tiêu chí (Rubric) và bài tập đánh giá năng lực theo PISA. Từ khóa: Đánh giá, năng lực khoa học Vật lí. 1. Mở đầu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực (NL). Môn Vật lí (VL) ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc phát triển các NL cho học sinh (HS), đặc biệt là NLKH. Bài viết dưới đây trình bày cách vận dụng một số công cụ đánh giá NLKH của HS trong dạy học (DH) một số kiến thức về “ Dòng điện trong các môi trường” (VL 11) theo xu hướng dạy học PTNL. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực khoa học của học sinh Nhiều nghiên cứu về DH PTNL đều chỉ rõ: “năng lực (Competency) của HS là khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ vào giải quyết các tình huống học tập và thực tiễn, thu được những sản phẩm cụ thể, có thể quan sát, ĐG được [1;2]. Theo PISA, NLKH của HS là khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, thái độ để giải quyết các tình huống có liên quan đến khoa học - công nghệ (Hình 1) [3;102]. Mặc dù PISA quan tâm đánh giá NLKH của HS tuổi 15, song ở cấp THPT, NL này theo chúng tôi, cần được tiếp tục quan tâm phát triển, nhất là trong DH môn VL. Theo định nghĩa này, NLKH của HS bao gồm ba năng lực thành phần (NLTP): (1) Xác định các vấn đề khoa học; (2) Lí giải hiện tượng có khoa học; (3) Sử dụng bằng chứng khoa học. Ngày nhận bài: 10/07/2016. Ngày nhận đăng: 08/09/2016. Liên hệ: Lê Chí Nguyện, e-mail: lcnguyendhhl@gmail.com. 272 Đánh giá năng lực khoa học của học sinh khi dạy học... Hình 1 . PISA mô tả cấu trúc khái niệm NLKH Xác định các vấn đề khoa học (Identifying scientific issues): Xác định các vấn đề khoa học bao gồm nhận biết câu hỏi trong một tình huống cụ thể để khám phá khoa học và xác định các từ khóa để tìm kiếm các thông tin khoa học về một chủ đề nhất định. Nó cũng bao gồm việc xác định tính năng chính của một nghiên cứu khoa học. Lí giải hiện tượng khoa học (Explaining phenomena scientifically): Khả năng thể hiện trong giải thích các hiện tượng liên quan đến khoa học, áp dụng kiến thức thích hợp của khoa học trong một tình huống nhất định. Năng lực này bao gồm mô tả hoặc giải thích các hiện tượng và dự đoán những thay đổi, và có thể liên quan đến việc phát hiện và xác định vấn đề , giải thích, và dự đoán khoa học. Sử dụng bằng chứng khoa học để rút ra kết luận (Using scientific evidence): Năng lực sử dụng bằng chứng khoa học bao gồm việc tiếp cận thông tin khoa học, lập luận để đưa ra kết luận dựa trên các bằng chứng khoa học. Các nhận định cần thiết liên quan đến kiến thức khoa học hay kiến thức về khoa học hoặc cả hai [3, tr 10]. 2.2. Đánh giá NLKH của HS khi dạy một số kiến thức về Dòng điện trong các môi trường 2.2.1. Đánh giá theo tiêu chí (Rubric) ĐG theo tiêu chí có vai trò quan trọng dạy học phát triển NL, vì NL thể hiện qua hành vi thực hiện nhiệm vụ của người học. Vì vậy, khi dạy học một chủ đề cụ thể, giáo viên (GV) phải xây dựng và cụ thể hóa được các tiêu chí có thể quan sát được và ĐG được. Thí dụ, khi dạy học về “Hiện tượng nhiệt điện” (VL 11), dựa trên ba NLTP trong quan niệm NLKH của PISA, xây dựng tiêu chí ĐG NLKH của HS như ma trận ở Bảng 1. Khi dạy nội dung kiến thức về hiện tượng nhiệt điện, chúng tôi tổ chức học theo nhóm nhỏ (5-6 HS một nhóm), trong tiến trình dạy học có sử dụng thí nghiệm kết nối với máy vi tính, khảo sát định lượng sự phụ thuộc của suất điện động nhiệt điện (E) vào độ chênh lệch nhiệt độ (T1-T2) giữa hai đầu cặp nhiệt điện loại K. 273 Nguyễn Văn Khải, Lê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: