Danh mục

Đánh giá tác động hiệp lực kháng nấm của tinh dầu quế và nano bạc trên Aspergillus niger, ứng dụng trong bảo quản xoài

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 738.16 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá hiệu quả kháng nấm của tinh dầu quế (ở các nồng độ: 50, 25, 10, 5, 2.5μl/ml) và nano bạc (ở các nồng độ: 1000, 800, 400, 200 ppm) ở dạng đơn lẻ và kết hợp chống lại Aspergillus niger bằng phương pháp khuếch tán qua thạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh dầu quế và nano bạc đều có hiệu quả kháng nấm tốt với nồng độ ức chế tối thiểu lần lượt là 2.5μl/ml và 1000 ppm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động hiệp lực kháng nấm của tinh dầu quế và nano bạc trên Aspergillus niger, ứng dụng trong bảo quản xoàiHội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HIỆP LỰC KHÁNG NẤM CỦA TINH DẦU QUẾ VÀ NANO BẠC TRÊN ASPERGILLUS NIGER, ỨNG DỤNG TRONG BẢO QUẢN XOÀI Cù Thị Ngọc Quyền*, Lê Thị Thu Thảo, Liêu Mỹ Đông Khoa Công nghệ thực phẩm,Trường đại học Công nghiệp thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh * Email: ngocquyen.tp96@gmail.com Ngày nhận bài: 07/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/7/2018 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả kháng nấm của tinh dầu quế (ở các nồng độ:50, 25, 10, 5, 2.5μl/ml) và nano bạc (ở các nồng độ: 1000, 800, 400, 200 ppm) ở dạng đơn lẻ và kếthợp chống lại Aspergillus niger bằng phương pháp khuếch tán qua thạch. Kết quả nghiên cứu chothấy, tinh dầu quế và nano bạc đều có hiệu quả kháng nấm tốt với nồng độ ức chế tối thiểu lần lượt là2.5μl/ml và 1000 ppm. Sự kết hợp giữa nano bạc và tinh dầu quế cho thấy tác động kháng nấm hiệplực, tinh dầu quế 1.25μl/ml kết hợp với nano bạc 400 ppm cho đường kính vòng kháng nấm 8.7±1.2mm trong khi tinh dầu quế và nano bạc riêng lẻ ở nồng độ này không cho tác dụng kháng nấm. Kếtquả ứng dụng bảo quản xoài Cát Chu gây nhiễm nhân tạo cho thấy, sự kết hợp giữa tinh dầu quế 2.5µl/ml và nano bạc 400ppm cho hiệu quả bảo quản tốt, xoài bảo quản đến ngày thứ 9 không thấy dấuhiệu hư hỏng, sau 18 ngày bảo quản vùng hư hỏng chiếm 28% quả. Sự kết hợp tinh dầu quế 1.25 µl/mlvà nano bạc (200ppm và 400ppm) vào màng bao ăn được Ca-alginate 0.5% (w/v) cho hiệu quả bảoquản tốt nhất, xoài sau 18 ngày bảo quản không xuất hiện dấu hiệu hư hỏng. Kết quả của nghiên cứuđã chứng minh tác đông kháng nấm hiệp lực của tinh dầu quế và nano bạc đồng thời mở ra tiềm năngứng dụng chúng trong hạn chế bệnh sau thu hoạch gây ra bởi Aspergillus niger trên xoài Cát Chu.Keywords: Tinh dầu quế, Nano bạc, Aspergillus niger, Hiệp lực, Bảo quản xoài. 1. GIỚI THIỆU Tổn thất sau thu hoạch gây ra thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn, mà nguyên nhân chủ yếu là do sựtấn công của nấm mốc [1]. Trong các loại trái cây ở nước ta, xoài là loại quả được ưa chuộng, cây xoàiđược trồng phổ biến ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, theo Hội Nông Dân Việt Nam (2015)nước ta đứng thứ 13 trên thế giới về sản lượng xoài xuất khẩu. Việc bảo quản xoài sau thu hoạch đanggặp phải nhiều khó khăn, do nhiễm và bị tấn công bởi nhiều loại nấm mốc như Colletotrichumgloeosporioide, Dothiorella sp, Aspergillus niger… [2]. Ngày nay, việc sử dụng các loại thuốc khángnấm tổng hợp trong bảo quản nông sản đã gây ra những nguy cơ to lớn cho con người và môi trường,do đó cần lựa chọn một tác nhân an toàn hơn để thay thế. Tinh dầu đã được biết đến có đặc tính khángnấm, kháng khuẩn hiệu quả [3], được cho phép ứng dụng như là thuốc trừ sâu sinh học để kiểm soátsâu bệnh và dịch hại [4]. Bên cạnh tinh dầu, Nano bạc cũng được báo cáo có hoạt tính kháng nấm tốtvà có tiềm năng thay thế thuốc kháng nấm tổng hợp loại trừ các loài nấm gây bệnh thực vật [5]. Trongnghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác động hiệp lực của tinh dầu quế và nano bạc và ứng dụng chúngđể bảo quản xoài Cát Chu sau thu hoạch chống lại mầm bệnh Aspergillus niger. Kết hợp tinh dầu vàomàng bao ăn được ứng dụng trong bảo quản trái cây tươi đã được nhiều nghiên cứu báo cáo [1]. Ưu 210 Cù Thị Ngọc Quyền, Lê Thị Thu Thảo, Liêu Mỹ Đôngđiểm chính của phương pháp này là giúp làm chậm tốc độ khuếch tán của các tác nhân kháng nấm, giữlại nồng độ cao hơn của các tác nhân ấy khi tiếp xúc với bề mặt trái cây để kiểm soát mầm bệnh [6].Thử nghiệm kết hợp tinh dầu quế và nano bạc vào màng bao ăn được Ca-alginate ứng dụng bảo quảnxoài cũng được đánh giá. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Chủng vi sinh vật và chất kháng nấm Tinh dầu sử dụng trong nghiên cứu này là tinh dầu quế (Oleum cinnamomum) có nguồn gốc ViệtNam. Nano bạc trong nghiên cứu này được cung cấp bởi Bộ môn Khoa học Thực phẩm, trường Đạihọc Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM Chủng nấm mốc Aspergillus niger được phân lập từ xoài Cát Chu và được định danh đến tên loàibằng phương pháp giải trình tự gen tại phòng xét nghiệm Công ty TNHH DV Và TM Nam Khoa. Tinh dầu quế được pha loãng trong xanthan gum (0.3% w/v) ở các nồng độ: 50, 25, 10, 5,2.5μl/ml và khuấy đều cho đến khi hệ nhũ tương hình thành. Nano bạc được pha loãng trong nước cấtở các nồng độ: 800, 400, 200ppm. Tinh dầu và nano bạc đã pha loãng được kiểm tra hiệu quả khángnấm ở các bước tiếp theo.2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Phương pháp khảo sát hiệu quả kháng nấm của tinh ...

Tài liệu được xem nhiều: