Danh mục

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp tại tỉnh Bình Định

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.51 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp tại tỉnh Bình Định" đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất các Công ty lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp tại tỉnh Bình Định TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH Nguyễn Hoài Nam1, Trần Nguyên Tú1, Huỳnh Văn Chƣơng2 1 Công ty TNHH Quy Nhơn 2 Đại học Huế Liên hệ email: hoainamqfc@gmail.com TÓM TẮT Hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp tại tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2014- 2018 đã đánh giá thực trạng với mọi mặt về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Kết quả cho thấy, Bình Định đang quản lý 03 Công ty lâm nghiệp thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nƣớc: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quy Nhơn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sông Kôn và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hà Thanh với tổng diện tích 42.300,95 ha với tỷ lệ tranh chấp và lấn chiếm đất là 6,92%; tổng doanh thu đạt 557,35 tỷ đồng, bình quân doanh thu đạt 111,47 tỷ đồng/năm. Tạo công ăn việc cho khoảng 700 lao động hợp đồng theo thời vụ đạt mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/tháng, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân trong vùng, đặc biệt là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số sống nhờ rừng. Tuy nhiên, tình trạng ngƣời dân lấn chiếm, tranh chấp đất đai ở hai công ty vẫn còn xảy ra và chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Việc khai thác sử dụng đất của các nông trƣờng còn chƣa triệt để, việc sắp xếp, đổi mới của các nông trƣờng cơ bản đã thay đổi trên phƣơng diện quản lý nhƣng bản chất chƣa có nhiều sự thay đổi. Do đó, trên thực trạng hiệu quả sản xuất, kinh doanh tại các Công ty. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất các Công ty lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông lâm trƣờng quốc doanh. Từ khóa: Công ty lâm nghiệp, tỉn Bìn Định, quản lý, sử dụng đất. 1. MỞ ĐẦU Trong sản xuất lâm nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu và đóng vai trò quyết định vào quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm. Với sản xuất lâm nghiệp, đất không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết mà còn là yếu tố của sản xuất [7]. Tình hình quản lý đất lâm nghiệp đƣợc giao cho các nông, lâm trƣờng (trƣớc đây) và các công ty nông, lâm nghiệp (hiện nay) luôn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc [1]. Việc quản lý, sử dụng đất tại các công ty lâm nghiệp bộc lộ những tồn tại hạn chế. Đó là hiệu quả sử dụng đất chƣa cao; hệ thống số liệu, tài liệu, bản đồ về đất đai chƣa đầy đủ và thiếu chính xác; ranh giới sử dụng đất nhiều nơi chƣa đƣợc xác định rõ trên thực địa; tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai còn phức tạp; việc chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật còn chậm; diện tích đất bàn giao cho địa phƣơng chƣa có hồ sơ địa chính để quản lý, sử dụng. Diện tích đất của các nông, lâm trƣờng nằm rải rác trên địa bàn nhiều xã, địa hình phức tạp nhƣng chƣa thiết lập đƣợc hồ sơ, tài liệu, bản đồ theo quy định để quản lý và đƣợc chuyển giao qua nhiều thế hệ, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý [5]. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 03 Công ty lâm nghiệp thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nƣớc: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quy Nhơn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp 375 | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Sông Kôn và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hà Thanh [4;5;6]. Nhằm đánh tình hình quản lý và sử dụng đất trong quá trình sắp xếp, đổi mới tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Bình Định. Nghiên cứu này đƣa ra đƣợc thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các Công ty lâm nghiệp tại tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và nhân dân. 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định. - Đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2014 đến năm 2018. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tại các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp bao gồm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu, các văn bản pháp lý liên quan, thu thập các báo cáo, số liệu, bản đồ các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại các Sở, ban ngành có liên quan thuộc UBND tỉnh Bình Định. - Số liệu sơ cấp: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã đƣợc thu thập đƣợc từ các nguồn, tiến hành phân nhóm và thống kê các số liệu có giá trị, đáng tin cậy về tình hình sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý các số liệu của các phiếu điều tra, xây dựng các trƣờng dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên, thể hiện số liệu bằng các bảng biểu, hình ảnh. 2.2.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia Tham vấn trực tiếp các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai, cơ quan quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phỏng vấn sâu 03 Giám đốc, một số cán bộ quản lý chuyên môn và 30 công nhân của Công ty theo hình thức ngẫu nhiên về tình hình quản lý, sử dụng đất và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của 03 Công ty. Bên cạn đó, phỏng vấn một số ngƣời dân trong khu vực phụ cận. 2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: