Danh mục

Đề cương môn học Lý luận dạy học Địa lý - Nguyễn Phương Liên

Số trang: 73      Loại file: pdf      Dung lượng: 546.86 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương môn học Lí luận dạy học Địa lí của Nguyễn Phương Liên trình bày về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn Lí luận dạy học Địa lí, môn Địa lý trong nhà trường phổ thông, hệ thống tri thức trong nhà trường phổ thông và quá trình nắm tri thức của học sinh, các nguyên tắc dạy học địa lý, các phương tiện - thiết bị dạy học địa lý ở trường phổ thông, hình thức tổ chức dạy học địa lý,...Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương môn học Lý luận dạy học Địa lý - Nguyễn Phương Liên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Khoa địa lí NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCLÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÍ (Phương pháp dạy học 1) Số tín chỉ: 03 (Lí thuyết: 35 tiết, thực hành: 10 tiết) THÁI NGUYÊN, 2011 1 Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ * Mục tiêu : - Kiến thức: Biết đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứumôn lí luận dạy học địa lí. Khẳng định: Lí luận dạy học địa lí là một khoa học. - Kĩ năng: Nhận biết tiêu chuẩn của một môn khoa học - Thái độ: Có ý thức trau dồi các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụphục vụ việc giảng dạy sau này.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của môn lý luận dạy học địa lý1.1.1. Đối tượng nghiên cứu Môn lí luận dạy học Địa lí nghiên cứu quá trình dạy học môn Địa lýtrong nhà trường phổ thông. Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học gồm:  Mục tiêu dạy học  Nội dung dạy học.  Phương pháp dạy học (Hoạt động của thầy (dạy) và hoạt động của trò (học).  Phương tiện dạy học  Kiểm tra- đánh giá trong dạy học  Tổ chức dạy học Muốn đạt được kết quả đó, môn lý luận dạy học địa lý phải tìm ranhững mối quan hệ có tính quy luật giữa mục tiêu - nội dung- phương pháp-phương tiện và kiểm tra- đánh giá.1.1.2. Nhiệm vụ 2 Nhiệm vụ của môn lý luận dạy học bộ môn là nghiên cứu các tính quyluật của quá trình giáo dục, đào tạo con người thông qua việc giảng dạy cácmôn văn hoá trong nhà trường. Nhiệm vụ của môn lý luận dạy học địa lý là đào tạo, bồi dưỡng nhữnggiáo viên tương lai có đầy đủ năng lực làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mìnhmột cách sáng tạo và có hiệu quả. Cụ thể là: Phải giải đáp được 2 câu hỏi: 1/ Môn địa lý dạy những nội dung gì? Tại sao phải dạy và học nhữngnội dung đó? 2/ Dạy và học như thế nào trong điều kiện thực tế của nhà trường ViệtNam để có được những năng lực và phẩm chất của con người mới. Giải đáp hai câu hỏi trên tức là phải giải đáp những vấn đề có liên quanđến mục đích, nội dung, các điều kiện và phương pháp dạy học của môn Địalý.1.1.3. Phạm vi nghiên cứu - Hệ thống kiến thức địa lý và con đường hình thành. - Mối quan hệ giữa khoa học Địa lí và môn Địa lí trong nhà trường phổthông. - Các nguyên tắc dạy học địa lý. - Các phương pháp dạy học địa lý. - Các phương tiện dạy học địa lý. - Các hình thức tổ chức dạy - học địa lý. - Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí. - Ứng dụng CNTT trong dạy học Địa li - Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa địa lý ở phổ thông.1.2. Phương pháp nghiên cứu1.2.1. Các phương pháp lý thuyết (gọi là quan điểm tiếp cận) Bao gồm một số phương pháp như: 3 - Phương pháp phân tích hệ thống: Đem đối tượng nghiên cứu, xem xétnó trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm những yếu tố có liên quan với nhautheo một cấu trúc chặt chẽ. Sự thay đổi của một thành tố sẽ ảnh hưởng tới cácthành tố khác và ảnh hưởng tới toàn hệ thống và ngược lại. - Phương pháp phân loại: Tập hợp tất cả các đối tượng, hiện tượngcần nghiên cứu lại rồi so sánh, phân chúng ra từng loại theo các dấu hiệu đặctrưng. - Phương pháp lịch sử: Tất cả các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu đềuphải được xem xét trong quá trình phát triển và biến đổi của chúng theo thờigian. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các tài liệu, các hiện tượng đã xảy ratrong các giai đoạn lịch sử trước đây để nghiên cứu các vấn đề hiện tại. - Phương pháp toán học: Dùng để tính toán, xử lý số liệu thực nghiệm,giải thích và làm rõ những mối quan hệ qua lại phức tạp và những quy luậttrong các vấn đề dạy học địa lý dựa trên các số liệu đã xử lý và những mốiquan hệ có tính định lượng giữa tâm sinh lý và khả năng nhận thức của họcsinh. - Ngoài ra còn nhiều các phương pháp khác như: So sánh, tổng hợp,đọc tài liệu....1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Một số phương pháp nghiêncứu thực tiễn thường được sử dụng là: dự giờ, quan sát giờ học địa lý trên lớp,điều tra giáo viên và học sinh.... Một trong những phương pháp thực tiễn rấtcó giá trị trong nghiên cứu các vấn đề về lí luận dạy học Địa lí là phươngpháp thực nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm: Là một phương pháp quan trọng trong cácnhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, thường được sử dụng để thử nghiệmnhững phương pháp, những ý tưởng dạy học mới. 4 Các phương pháp lý thuyết và phương pháp thực tiễn có mối quan hệchặt chẽ với nhau: Bất cứ một kết luận nào cũng phải qua kiểm định thực tiễn,ngược lại, bất cứ một kết luận thực tiễn nào cũng phải dựa trên những giảđịnh về mặt lý thuyết.1.3. Quan hệ giữa môn lý luận dạy học với các khoa học1.3.1. Quan hệ với khoa học địa lý - Môn địa lý trong nhà trường cung cấp cho học sinh những kiến thứcvà kỹ năng địa lý hiện đại, nhưng phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với trìnhđộ nhận thức của học sinh. Hệ thống kiến thức Địa lí giảng dạy trong nhàtrường phổ thông là sự phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học Địalí. Mối quan hệ của môn địa lý trong nhà trường với khoa học địa lý được thểhiện rõ nhất trong nội dung môn Địa lý từ lớp 6 đến lớp 12. 1.3.2. Quan hệ với các khoa học giáo dục, đặc biệt là với lý luận dạyhọc đại cương Môn lý luận dạy học địa lý được phát triển phù hợp với các quy luật,các nguyên tắc do môn giáo dục đề ra. Nội dung môn địa lý trong nhà trườngsoạn thảo dựa trên lý thuyết của nội dung giáo dục phổ thông. Các phươngpháp dạy học địa lý phù hợp với cách phân loại về phương ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: