Danh mục

Đề cương ôn tập môn Triết học Mác - Lê NIn

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 791.45 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương ôn tập môn Triết gồm có 9 câu hỏi ôn tập theo dạng tự luận nhằm giúp bạn nắm được nội dung định nghĩa vật chất của V.I. Lênin, ý nghĩa khoa học của nó; nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức, ý nghĩa của nó; mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận;... Mời bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập môn Triết học Mác - Lê NIn1 Daisy Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin? Rút ra ý nghĩa của ĐN? 1. Khái lược quan niệm về vật chất của các nhà triết học trước Mác  Vật chất là một phạm trù cơ bản của triết học, ra đời, tồn tại, biến đổi cùng sự ra đời, tồn tại và biến đổi của LSTH  Các nhà duy vật cổ đại đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể, hữu hình đang tồn tại của nó.  Các nhà duy vật TK 17, 18, tiếp tục kế thừa thuyết nguyên tử cổ đại, đồng nhất vật chất với khối lượng, tách rời vật chất với vận động.  Đầu TK 19, KHTN phát triển tạo ra «cuộc khủng hoảng vật lý học»...  LN khái quát tình hình, chứng minh sự  của KHTN không bác bỏ phạm trù vật chất, chỉ bác bỏ quan niệm sai lầm về vật chất... Và đưa ra định nghĩa nổi tiếng của mình. 2. Nêu định nghĩa vật chất của Lênin “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” 3. Phân tích định nghĩa:  Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan. Điều này có nghĩa là, phạm trù vật chất là phạm trù rất rộng, không thể đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của nó. Thuộc tính quan trọng của vật chất là thực tại khách quan, tức là tồn tại thực không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người  Vật chất tồn tại khách quan và có trước ý thức.  Được đem lại cho con người trong cảm giác, tức là, vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể, tác động lên các giác quan của con người và con người cảm nhận được, nhận biết được vật chất. Điều này nói lên rằng con người có khả năng nhận thức. Chỉ có những sự vật, hiện tượng của thực tại khách quan chưa được con người nhận biết biết chứ không có cái không thể biết.  Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại độc lập không lệ thuộc vào cảm giác. Điều này nói lên rằng, cảm giác, ý thức là cái có sau, là tính thứ hai. Vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên nhân làm cho ý thức phát sinh. 4. Ý nghĩa của định nghĩa  Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản của triết học . Về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học , định nghĩa khẳng định vật chất có trước ý thức có sau ; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác của ý thức (Khắc phục quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cận đại và cổ đại ). Về mặt thứ 2 vấn đề cơ bản của triết học , định nghĩa khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới vật chất(chống lại thuyết không thể biết và hoài nghi luận) 12 Daisy  Định nghĩa chống lại quan điểm duy tâm , siêu hình trong quan niệm về vật chất , bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng ,  Định nghĩa đưa lại pp luận biện chứng duy vật của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức .theo đó , vật chất có trước ý thức , là nguồn gốc và quy định ý thức nên trong mọi hoạt động cần xuất phát từ hiện thực khách quan , tôn trọng các quy luật vốn có của sự vật hiện tượng ; đồng thời cần thấy được tính năng động của ý thức nhưng tránh tuyệt đối hóa vai trò tác dụng của ý thức cho rằng con người có thể làm tất cả không cần đến sự tác động của quy luật khách quan.  Định hướng cho khoa học trong việc tìm kiếm những dạng vật chất mới. Câu 2: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất của ý thức? 1. Ý thức là gì? Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, ý thức là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần phản ánh thế giới vật chất diễn ra trong não người, hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ. 2. Nguồn gốc của ý thức  Nguồn gốc tự nhiên của ý thức (yếu tố cần)  Thế giới khách quan tác động vào bộ não con người, não người phản ánh lại, sinh ra ý thức. Não người - hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động của thần kinh não bộ; bộ não càng hoàn thiện hoạt động thần kinh càng hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc.  Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Sự phản ánh của vật chất là một trong những nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Phản ánh của vật chất có quá trình phát triển lâu dài và từ hình thức thấp lên hình thức cao- tùy thuộc vào kết cấu của tổ chức vật chất.  Ý thức là sản phẩm của vật chất, nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ của một dạng vật chất cao nhất và duy nhất đó là bộ não của con người.  Nguồn gốc xã hội của ý thức  Lao động là hoạt động có mục đích, có tính lịch sử-xã hội của con người nhằm tạo ra của cải để tồn tại và phát triển. Lao động làm cho ý thức không ngừng phát triển, tạo cơ sở cho con người nhận thức những tính chất mới của giới tự nhiên; dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng, khả năng phán đoán, suy luận dần được hình thành và phát triển.  Trong quá trình lao động con người liên kết với nhau, tạo thành các mối quan hệ xã hội tất yếu và các mối quan hệ của các thành viên của xã hội không ngừng được củng cố và phát triển dẫn đến nhu cầu cần thiết “phải trao đổi với nhau điều gì đấy” nên ngôn ngữ xuất hiện. Ngôn ngữ ra đời trở thành “cái vỏ vật chất của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: