Để nông dân Đồng Tháp tham gia vận hành du lịch trải nghiệm nông nghiệp vườn cây ăn trái hiệu quả
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để nông dân Đồng Tháp tham gia vận hành du lịch trải nghiệm nông nghiệp vườn cây ăn trái hiệu quảKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ĐỂ NÔNG DÂN ĐỒNG THÁP THAM GIA VẬN HÀNH DU LỊCH TRẢI NGHIỆM NÔNG NGHIỆP VƯỜN CÂY ĂN TRÁI HIỆU QUẢ HVCH. Nguyễn Thái Hòa* TS. Nguyễn Thị Hồng Phương** TÓM TẮT Phát triển du lịch nông nghiệp nói chung và du lịch trải nghiệm tại các vườn câyăn trái kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng tại Đồng Tháp nói riêng, sẽ tạo nên sựđa dạng và thu lại nhiều lợi ích từ các sản phẩm thuần nông địa phương, từ đó giúp cảithiện đáng kể cho đời sống của người dân đất Sen hồng. Để vận hành, phát triển dulịch trải nghiệm vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cần phải thực hiện nhiều giải pháp tíchcực khác nhau, trong đó yếu tố về nhân lực được xem là khâu quan trọng nhất. Trongphạm vi của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến phát huy vai trò của nguồn nhân lựcchính trong vận hành du lịch trải nghiệm vườn cây ăn trái tại Đồng Tháp, đó là ngườinông dân (chủ vườn cây ăn trái). Từ khóa: Nông dân, du lịch trải nghiệm, vườn cây ăn trái, Đồng Tháp. 1. Tiềm năng du lịch trải nghiệm vườn cây ăn trái tỉnh Đồng Tháp Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế,xã hội và môi trường, đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính toàn cầuvà là nhu cầu cần thiết, phổ biến của mọi người. Du lịch, lúc ban đầu chỉ được hiểu là đi khỏi nơi cư trú thường xuyên nhằm thực hiệnmột công việc nào đó. Theo tiếng Hi Lạp, du lịch gọi là “Tonos” có nghĩa là đi một vòng;hay “Tour” (theo tiếng Pháp) có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; “Tourism” (theotiếng Anh) xuất hiện khoảng năm 1800 và được sử dụng phổ biến ngày nay. Ở Việt Nam,thuật ngữ du lịch được phiên âm theo tiếng Hán, trong đó: du có nghĩa là đi chơi, lịch cónghĩa là sự từng trải. Như vậy, nhìn chung về nguồn gốc của thuật ngữ này là cuộc hànhtrình đi một vòng, từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại. Trong Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005), tại Điều 4, Chương 1 đã đưa ra kháiniệm du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của conngười ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìmhiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”1.1 Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) tại Điều 4, Chương 1.* Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh** Trường Đại học Đà Lạt322 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Du lịch trải nghiệm tạm dịch trong tiếng Anh là Experience Tourism. Du lịch trảinghiệm là hình thức du lịch giúp du khách có cơ hội trải nghiệm thực tế cuộc sốngtrong những môi trường mới. Tham gia du lịch trải nghiệm là hoạt động hòa mình vàothực tế cuộc sống tại các điểm đến du lịch của du khách thông qua việc tìm hiểu thôngtin và tham gia vào các hoạt động cụ thể trong vai trò là những thành viên trực tiếp củamôi trường và cộng đồng bản địa. Theo tinh thần Nghị quyết số 207/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân, tỉnhĐồng Tháp chủ trương “phát triển các loại hình du lịch trải nghiệm mới, trong đó khaithác tiềm năng du lịch sông Tiền trở thành điểm dừng chân hấp dẫn trên tuyến du lịchkết nối các quốc gia hạ lưu sông Mê Kông”1. Đối với Đồng Tháp, du lịch trải nghiệm trong đó có du lịch trải nghiệm vườn câyăn trái còn non trẻ. Tuy xuất phát trễ hơn so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông CửuLong nhưng Đồng Tháp đã khởi động, phát triển loại hình du lịch trải nghiệm vườncây ăn trái gắn với nông nghiệp công nghệ cao, bước đầu góp phần đa dạng hóa, làmphong phú sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho du khách khi tìm hiểu, trải nghiệmkinh tế - xã hội, khám phá vẻ đẹp của quê hương, con người, văn hóa Đồng Tháp. Du lịch sinh thái vườn cây ăn trái tại Đồng Tháp có nhiều tiềm năng chờ đợi đượcđánh thức, điển hình như: Làng du lịch Tân Thuận Đông, nằm cách trung tâm thànhphố Cao Lãnh hơn 4 km, với những sản phẩm đặc trưng chủ yếu như: nhãn Ido, xoài,mãng cầu sim, hoa màu,...; Huyện Lai Vung có hai điểm tham quan vườn quýt đó là:điểm Phương Nghi (ấp Tân Quý, xã Tân Phước) và điểm Út Tường (ấp Tân Khánh,xã Tân Thành). Với sản phẩm đặc thù quýt hồng, quýt đường,...; vườn xoài Cao Lãnh(bao gồm huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh) có nhiều loại xoài như: xoài thơm,xoài tượng, xoài gòn, xoài cóc, xoài Thanh Ca… nhưng nổi tiếng có xoài cát Chu vàxoài cát Hòa Lộc; Huyện Châu Thành, chuyên canh tác các loại nhãn thơm ngon như:nhãn tiêu, nhãn Xuồng, nhãn Da Bò, nhãn Phú Quý, nhãn Edor.... tiềm năng để kháchdu lịch được trải nghiệm khám phá đời sống bình dị của người nông dân miệt vườn. Hình thái du lịch sinh thái vườn cây ăn trái tại Đồng Tháp đã có những tiến triểntích cực, “hiện mô hình vườn cây ăn trái gắn với du lịch ở huyện Lai Vung có 8 điểmthăm vườn quýt hồng, được hình thành khoảng 3 năm trở lại đây đã thu hút hơn 75ngàn lượt khách, doanh thu hơn 24 tỷ đồng. Khu Đồng Sen Tháp Mười có 7 hộ dânkhai thác, khách đến đông nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi tháng có hơn 10ngàn lượt khách. Làng du lịch Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh trồng xoài, nhãn,1 Nghị quyết số 207/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việcđiều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030 323KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘIqua 2 năm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Du lịch trải nghiệm Vườn cây ăn trái Du lịch trải nghiệm nông nghiệp Sản phẩm thuần nông địa phương Tái cơ cấu ngành nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển sản phẩm du lịch xanh giải pháp phát triển bền vững du lịch đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
8 trang 34 0 0 -
Phát triển một số loại hình du lịch tại Sơn Hào, Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh
6 trang 33 0 0 -
Giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm vườn cây ăn quả tại tỉnh Tuyên Quang
16 trang 30 0 0 -
Phát triển nông nghiệp xanh - hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
9 trang 29 0 0 -
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
14 trang 27 0 0 -
Giải pháp phát triển chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh
9 trang 24 0 0 -
Kết quả và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Hòa Bình
10 trang 23 0 0 -
Một số vấn đề tái cơ cấu ngành Nông nghiệp
4 trang 23 0 0 -
Homestay - xu hướng lựa chọn của giới trẻ thích đi du lịch trải nghiệm
5 trang 22 0 0 -
Nghiên cứu lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới
14 trang 22 0 0 -
19 trang 22 0 0
-
Nghiên cứu các giải pháp KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi vùng ven biển Bắc Bộ
30 trang 21 0 0 -
206 trang 19 0 0
-
Giải pháp phát triển nông nghiệp xanh ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
13 trang 19 0 0 -
14 trang 18 0 0
-
240 trang 18 0 0
-
Thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ bề mặt tỉnh Đồng Tháp
7 trang 18 0 0 -
Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
8 trang 18 0 0 -
Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa
12 trang 18 0 0 -
16 trang 18 0 0