Danh mục

Đề tài: Các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế

Số trang: 11      Loại file: doc      Dung lượng: 137.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàncầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuậtvà giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.Đây là một tổ chức tiền tệ, tín dụng liên chính phủ được thành lập trên cơsở Nghị quyết của Hội nghị quốc tế và tiền tệ, tài chính của Liên hợp quốc. Hộinghị diễn ra vào năm 1944 tại Bretton Wood sự tham gia của 44 nước. Hội nghịđã thành lập IMF dựa trên sự phối...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế Luận văn Các tổ chức tài chính -Đề tài: tín dụng quốc tế ……….., tháng … năm ……. Mục lụcPHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................. 3PHẦN II: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG QUỐC TẾ ................ 4Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) ............................... 4Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB)................................................. 7Ngân hàng phát triển Á châu (Asian Development Bank – ADB) ................ 10PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................. 12PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính - tín dụng. Các tổ chức tàichính - tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoạithương và thanh toán quốc tế; không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế màcòn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao vàcác quan hệ khác giữa các nước. Trong quá trình phát triển của mỗi đất nước, nhu cầu ổn định cán cân thanhtoán quốc tế, nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội… làrất cấp bách, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu chỉ dựa vào tiềm lực sẵncó của đất nước thì không thể giải quyết được những vấn đề này. Vì vậy, muốn đưađất nước phát triển trên tầm quốc tế chỉ có một cách duy nhất là hội nhập kinh tếquốc tế. Trong đó, việc gia nhập các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế có ý nghĩarất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do đó,các quốc gia đều có xu hướng gia nhập các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế vớimục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ vềvốn và kỹ thuật từ các nước phát triển khác. Việt Nam là một nước đang phát triển nên cũng tồn tại những nhu cầu về vốn,kỹ thuật… Đây là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng của quá trình pháttriển đất nước. Từ đó đặt ra cho Việt Nam yêu cầu phải gia nhập các tổ chức tàichính - tín dụng quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Các tổ chức tài chính -tín dụng quốc tế”. Trong đó, chúng tôi chỉ tập trung vào ba tổ chức là Quỹ tiền tệquốc tế, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á Châu vì ba tổ chức này cósức ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đối với việc giải quyết các nhu cầu về vốn, kỹthuật… của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hy vọng bài nghiên cứu này sẽ đem lại cho các bạn những kiến thức bổ ích,giúp các bạn hiểu thêm phần nào về các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế. Trongquá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức, song không thể không tránhkhỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành củacô và tất cả các bạn để bài tiểu luận có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.PHẦN II: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG QUỐC TẾQuỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) Quá trình hình thành và phát triển Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàncầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật vàgiúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Đây là một tổ chức tiền tệ, tín dụng liên chính phủ được thành lập trên cơ sởNghị quyết của Hội nghị quốc tế và tiền tệ, tài chính của Liên hợp quốc. Hội nghịdiễn ra vào năm 1944 tại Bretton Wood sự tham gia của 44 nước. Hội nghị đãthành lập IMF dựa trên sự phối hợp hai dự án: dự án Keynes và dự án White. Từngày 1/3/1947 IMF chính thức đi vào hoạt động như là một cơ quan chuyên môncủa Liên hợp quốc (United Nations), với 49 nước hội viên. Trong tổ chức và cơ chế ban đầu của IMF có nhiều nhược điểm. Trải qua cácthời kì biến chuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắngphát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỉ giá hối đoái và đấutranh chống những biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử. Sự sụp đổ của hệ thốngtỉ giá hối đoái cố định đặt ra sau chiến tranh bắt buộc phải thay đổi quy chế củaIMF. Tháng 6/1967, Hội đồng Thống đốc IMF đã họp và chấp nhận nguyên tắc tạora một loại dự trữ quốc tế mới là SDR (Special drawing right). Trụ sở chính của IMF đặt tại Washington D.C. Hiện nay, số lượng thành viêncủa IMF đã lên đến 187 quốc gia. Số lượng thành viên của IMF tăng đều đặn,không có biến động chứng tỏ uy tín của IMF ngày càng được củng cố. Chính quyền Sài Gòn tham gia IMF từ ngày 18/08/1956. Sau khi đất nướcthống nhất, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản hội viên từ ngày21/06/1976. Hiện nay tổng số cổ phần của Việt Nam tại IMF là 460,7 triệu SDR. Mục đích, đặc điểm hoạt động của IMF Mục đích thành lập IMF là nhằm kêu gọi, kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: