Đề tài: Vai trò chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự - vấn đề cơ bản nhất của tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Vai trò chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự - vấn đề cơ bản nhất của tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay Đề tài VAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰTRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ– VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAYVAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONGTỐ TỤNG DÂN SỰ – VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI. NĂM 2009 Người thực hiện: Quách Mạnh Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Quyết Lớp: DS31B Năm thứ: 3/4 Khoa: Luật Dân Sự Người hướng dẫn: Trần Phương THS. GV Khoa: Luật Dân Thảo Sự GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI1. Tính cấp thiết của đề tàiLuật tố tụng dân sự (TTDS) bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giảiquyết các vụ việc dân sự. Là luật hình thức độc lập mang tính tổng hợp của nhiều ngànhluật nội dung khác nhau như: Luật Dân Sự, Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, Luật ThươngMại, Luật Lao Động… Nhưng những luật nội dung này đều mang những đặc trưng cơbản của Luật Dân Sự như tính bình đẳng, tự quyết và thoả thuận giữa các bên… đòi hỏiLuật tố tụng dân sự cũng phải thể hiện được bản chất tương ứng trong việc đánh giá vàxác định vai trò quan trọng của các đương sự, đặt họ vào vị trí trung tâm của toàn bộ quátrình giải quyết các vụ việc dân sự. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm củacông cuộc cải cách và hoàn thiện hệ thống tư pháp Việt Nam mà Đảng và Nhà Nước đãđề ra trong giai đoạn hiện nay.Quá trình tố tụng kéo dài từ khi toà án thụ lý vụ việc dân sự cho đến khi có phán quyếtgiải quyết hoặc chấm dứt (bãi nại) tranh chấp. Trong đó, hoạt động chứng minh là hoạtđộng cơ bản, trước tiên và quan trọng nhất mà các chủ thể tiến hành và tham gia hướngtới. Hoạt động này là cơ sở để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũngnhư là căn cứ để toà án đưa ra các phán quyết của mình. Có thể nói mục đích của hoạtđộng tố tụng là chứng minh và bản án, quyết định của toà án chính là kết quả cuối cùngcủa quá trình chứng minh đó.Kế thừa có chọn lọc các quy của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (1989),Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (1994) và Pháp lệnh thủ tục giải quyết cáctranh chấp lao động (1996) không thể phủ nhận về tính hoàn thiện và phát triển đúng đắncủa Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Mặc dù vậy, là một ngành luật còn non trẻ, kinhnghiệm lập pháp còn thiếu trong khi các quan hệ xã hội lại phát sinh và thay đổi một cáchnhanh chóng nên qua một thời gian áp dụng Bộ luật đã bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý nóichung và cách nhìn nhận về vai trò, vị trí của đương sự trong hoạt động chứng minh nóiriêng. Một mặt không phản ánh được đúng đắn bản chất của tố tụng dân sự, không pháthuy được vai trò chủ động và tích cực của đương sự trong việc tự bảo vệ quyền và lợi íchcủa mình, mặt khác đã tạo gánh nặng cho cơ quan tiến hành tố tụng khi phải làm thaynhiều nhiệm vụ của đương sự. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tìnhtrạng tồn đọng các vụ việc dân sự tại toà án ngày càng nhiều, tính minh bạch và thiếukhách quan còn phổ biến thể hiện ở việc các toà án cấp trên huỷ, sửa bản án của các toàcấp dưới với số lượng lớn.Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giácác quy định của pháp luật hiện hành, các quy định của nhà nước qua từng thời kỳ, thamkhảo luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới để hoàn thiện đề tài “ Vai tròchứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự – vấn đề cơ bản nhất của tố tụng dân sựViệt Nam hiện nay” với mong muốn góp phần hoàn thiện các vấn đề về lý luận và thựctiễn đối với chế định quan trọng này.2. Đối tượng nghiên cứuLà một vấn đề khó trong tố tụng dân sự, hoạt động chứng minh còn nhiều điểm đangtranh luận cũng như chưa thống nhất nên trong phạm vi còn hạn chế về kỹ năng cũng nhưkinh nghiệm nghiên cứu, tác giả không có tham vọng nghiên cứu tổng thể các quy phạmpháp luật điều chỉnh vấn đề chứng minh nói chung. Đối tượng nghiên cứu của đề tài đượcxác định cụ thể là những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành về hoạt độngchứng minh của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, từ đó chỉ rõ vai trò trung tâmvà quan trọng nhất của đương sự.Trong thực tiễn, khái niệm về đương sự trong tố tụng dân sự còn có nhiều tranh luận vềmặt nội hàm (như ngoài nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan còncó người yêu cầu, người bị yêu cầu, người liên quan trong việc dân sự, người kế thừaquyền và nghĩa vụ…) [1]. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Tố Tụng Dân Sự 2005 thìđương sự là nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – những tưcách tố tụng chỉ được xác lập khi có vụ án dân sự xảy ra. Mặt khác, trong thủ tục “phitụng” – giải quyết yêu cầu trong tố tụng dân sự, trong nhiều trường hợp người bị yêu cầukhông xuất hiện (yêu cầu tuyên bố một người chết, mất tích…) nên tính chất đối lậptrong tố tụng (đối tụng) giữa các bên không được thể hiện rõ ràng cũng như vai trò chứngminh của đương sự rất mờ nhạt. Vì lẽ đó, đề tài đi vào nghiên cứu, đánh giá những vấn đềliên quan đến hoạt động chứng minh trong việc giải quyết vụ án dân sự chứ không phảitoàn bộ vụ việc dân sự (bao gồm yêu cầu về việc dân sự và vụ án dân sự )Để làm nền tảng cho việc đánh giá, nhận xét được khách quan, đề tài tìm hiểu các quyđịnh của hoạt động tố tụng về lĩnh vực dân sự của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, đốichiếu, so sánh các quy định trong luật tố tụng của một số nước có nền lập pháp tiên tiếntrên thế giới trong cùng lĩnh vực.Khảo sát những số liệu thực tế nhằm bổ trợ cho những vấn đề lý luận.3. Mục đích nghiên cứuĐề tài đi xâ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quyền nhân thân hành vi dân sự năng lực pháp luật giao dịch dân sự chủ thể của quan hệ hạn chế năng lựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 383 0 0
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 319 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Một số nội dung cơ bản của Luật dân sự
24 trang 202 1 0 -
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 1 - TS. Nguyễn Ngọc Điện
108 trang 156 0 0 -
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 1
268 trang 111 0 0 -
Một số vướng mắc thực tiễn trong pháp luật về đặt cọc
4 trang 93 0 0 -
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2005
4 trang 76 0 0 -
Câu hỏi thảo luận Luật dân sự: Khái niệm chung luật dân sự Việt Nam
22 trang 43 0 0 -
Đấu giá quyền sử dụng đất trong thị trường quyền sử dụng đất sơ cấp
15 trang 42 0 0 -
52 trang 40 0 0
-
Giáo trình Luật Dân sự: Phần 1
445 trang 39 0 0 -
Quốc hội Luật số: 33/2005/QH11
168 trang 38 0 0 -
Pháp luật về hợp đồng lưu trữ tế bào gốc
13 trang 35 0 0 -
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Quyển 1): Phần 2
176 trang 34 0 0 -
Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 3: Giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu
11 trang 34 0 0 -
8 trang 33 0 0
-
27 trang 32 0 0
-
Câu hỏi thảo luận luật dân sự - Quan hệ pháp luật dân sự
3 trang 29 0 0 -
Một số ý kiến về việc thực thi quy định pháp luật bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh trẻ em
6 trang 28 0 0 -
5 trang 28 0 0