Dị hình bẩm sinh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dị hình bẩm sinh Dị hình bẩm sinh Những dị hình bẩm sinh thường gặp ở tai ngoài, ít gặp ở tai giữavà hiếm gặp ở tai trong. Có thể gặp ở vành tai hay ở ống tai, hai dị hìnhnày thường phối hợp với nhau. 1. Dị hình vành tai: thường gặp hơn, nói chung ảnh hưởng tới thẩmmỹ, ít hoặc không ảnh hưởng chức năng. Thể hiện: Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai: có thể gặp ở một bên hay cả haibên tai. Vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ nhưmột nụ, một cục. Hay gặp kèm theo tịt hoặc chít hẹp ống tai. Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏquá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởngnhiều đến thẩm mỹ. Dị hình nắp tai: nắp tai có thể quá to, không có sụn nắp hay có 2 - 3nắp tai. Vành tai vểnh ra trước quá nhiều hay sụn quá mềm làm bẹp xuống,mất các gờ nếp. Phẫu thuật chỉnh hình để tái tạo lại vành tai khó khăn và phức tạp. 2. Dị hình ống tai: thường gặp tịt ống tai ngoài hoàn toàn hay mộtphần làm chít hẹp ống tai. Tịt hay chít hẹp có thể do đơn thuần hoặc cả sụn,xương ống tai, chỉ ở cửa ống tai hay dọc cả ống tai. Dị hình ống tai thườnggặp kèm với dị hình vành tai, đôi khi có kèm theo dị hình tai giữa. Tịt hoặc chít ống tai ngoài gây nghe kém dẫn truyền đơn thuần, có thểgây viêm vì chất tiết ở da ống tai không thoát được ra ngoài. Cần chụp X- quang để xác định tình trạng của tai giữa và hệ thốngxương con. Phẫu thuật chỉnh hình lại ống tai ngoài hay lấy bỏ các phần chít hẹp,cần ghép da tốt vì dễ gây sẹo chít hẹp lại. 3. Rò bẩm sinh: thường gặp nhất là rò gờ trước tai hay rò Helixthường gọi là rò luân nhĩ. Lỗ rò có thể thấy ở 1 bên hay cả 2 bên, ở trên nắp tai, trước gờ rìa tai.Tiếp theo thường là đường rò, nhiều khi ngoằn ngoèo và đi xa, ra sau taihoặc vào ống tai… Do lỗ rò nhỏ, đường rò thường tiết nhầy nên khi bị viêm thường gâysưng tấy vùng trên trước nắp tai, có thể thành áp xe rồi vỡ mủ. Nếu rò chưa bị áp xe có thể bơm chất ăn mòn như sút loãng (NaOH20%), hoặc cồn iốt 5% vào làm cháy lớp biểu bì để đường rò dính tịt lại. Tốt hơn hết là phẫu thuật: bơm xanh mêthylen vào để theo dõi đườngrò, qua đó lấy bỏ toàn bộ. Khi bị áp xe không nên trích rạch quá rộng vì làm mất đường rò saukhó phẫu thuật.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dị hình tai bệnh tai mũi họng chuyên khoa tai mũi họng kiến thức về tai mũi họng nội khoa tai mũi học tài liệu y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 221 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 185 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 157 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 39 0 0 -
10 trang 37 0 0
-
31 trang 34 0 0
-
Bài giảng Sản phụ khoa - Phần 1
76 trang 33 0 0 -
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA CÂN Ở TRẺ 2 - 6 TUỔI
47 trang 33 0 0 -
INFLAMMATORY BOWEL DISEASE - PART 7
38 trang 32 0 0 -
Y học cổ truyền - Bệnh ngũ quan: Phần 2
52 trang 32 0 0 -
Mô hình bệnh tai mũi họng ở người cao tuổi tại Bệnh viện Hữu nghị
6 trang 30 0 0 -
National Healthcare Quality Report - part 3
15 trang 29 0 0 -
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA U THẬN Ở TRẺ EM
34 trang 28 0 0 -
CÁC CHỈ SỐ CẬN LÂM SÀNG part 1
10 trang 28 0 0 -
National Healthcare Quality Report - part 4
15 trang 28 0 0 -
Bài giảng Công tác phòng chống cháy - nổ trong ngành Dược - ThS. Lương Thanh Long
11 trang 28 0 0 -
ABC OF CLINICAL GENETICS - PART 10
12 trang 28 0 0 -
Bài giảng Nguyên tắc sử dụng Corticoid - ThS. Cao Thị Kim Hoàng
36 trang 27 0 0