Bài viết Địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam (một nghiên cứu qua luật Hồng Đức và luật Gia Long) trình bày: Tìm hiểu vị trí của người phụ nữ trên một số khía cạnh như hôn nhân gia đình, sở hữu tài sản và các mối quan hệ xã hội đương thời qua hai Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long),... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam (một nghiên cứu qua luật Hồng Đức và luật Gia Long)TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 10(182)-201311ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮTRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM(MỘT NGHIÊN CỨU QUA LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ LUẬT GIA LONG)PHẠM NGỌC HƯỜNGTÓM TẮTNgười phụ nữ trong lịch sử cũng như hiệntại có những đóng góp to lớn tạo nên vị thếquan trọng của họ trong gia đình và xã hội.Trong chế độ phong kiến dù ảnh hưởng tưtưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo,nhưng người phụ nữ vẫn có địa vị quantrọng trong xã hội. Trong bài viết nàychúng tôi chủ yếu tìm hiểu vị trí của ngườiphụ nữ trên một số khía cạnh như hônnhân gia đình, sở hữu tài sản và các mốiquan hệ xã hội đương thời qua hai bộQuốc triều hình luật (luật Hồng Đức) vàHoàng Việt luật lệ (luật Gia Long).Luật Hồng Đức và luật Gia Long là hai bộluật có giá trị rất lớn trong lịch sử pháp chếphong kiến Việt Nam. Cả hai bộ luật đềuđề cập đến mọi vấn đề trong xã hội.Những điều luật liên quan đến người phụnữ trong luật Hồng Đức chủ yếu đượcmiêu tả tập trung hai chương “Hộ hôn”(Các điều luật về quản lý cư dân và hônnhân gia đình) và “Điền sản” (Các điều luậtvề quản lý đất đai tài sản). Trong luật GiaLong các điều luật về phụ nữ nằm rải ráctrong nhiều phần, mục khác nhau nhưngtập trung chủ yếu trong hai chương “HộPhạm Ngọc Hường. Thạc sĩ. Trung tâm Sử họcViện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ.luật” và “Hình luật”. Việc nghiên cứu, sosánh những điều luật về người phụ nữ quahai bộ luật sẽ góp phần làm rõ vai trò củangười phụ nữ trong xã hội phong kiến ViệtNam. Các điều luật được tiếp cận theocách thức “nghiên cứu song song” hai bộluật, đồng thời có tìm hiểu thêm một sốđiều luật dành cho người phụ nữ trong bộluật Đại Thanh của Trung Quốc, để tìmnhững điểm tương đồng và dị biệt, phântích những ảnh hưởng, kế thừa hay sángtạo trong nội dung các điều luật.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRONGVIỆC CHẾ ĐỊNH LUẬT LỆ DÀNH CHONGƯỜI PHỤ NỮTrong xã hội phong kiến, Nho giáo đã cónhững ảnh hưởng rất sâu sắc đến mọi vấnđề trong xã hội, từ quản lý hành chính,giáo dục khoa cử, đến chế định luật lệ…Đặc biệt việc chế định luật lệ cơ bản làdựa trên nền tảng Nho giáo. Trong xã hộiphong kiến, khi xem xét các mối quan hệcá nhân người ta sẽ dựa trên quan hệ “vịthế”, tức là xem xét vai trò, vị trí của cánhân trong mối quan hệ với người khác vàuy tín của cá nhân do người khác mang lại.Người phụ nữ trong xã hội phong kiếncũng vậy, cuộc đời của họ gắn chặt vàocác mối quan hệ gia đình, thân tộc. Điềuđó thể hiện trong tất cả các bộ luật phongkiến, đặc biệt thể hiện rất rõ qua hai bộ luậtHồng Đức và luật Gia Long.12PHẠM NGỌC HƯỜNG – ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ…Các điều luật trong luật Hồng Đức và luậtGia Long đều có căn cứ lý luận và cơ sởtriết học từ Nho giáo. Hạt nhân của tưtưởng chính là chủ trương lễ trị, đề xướngđức trị nhân chính, tuân thủ chuẩn tắc, đóchính là tư tưởng căn bản của lập phápphong kiến. Trong ứng dụng cụ thể, thìquán triệt nguyên tắc lễ-pháp kết hợp,dùng đức là chính, hình phạt chỉ là bổ trợ,khoan dung nhưng lại nghiêm khắc. Cả haibộ luật đều lấy tam cương ngũ thường làmtư tưởng chủ đạo để biên soạn luật lệ.Chính vì vậy khi các triều đình chế địnhluật lệ đều mang đậm dấu ấn của tư tưởngNho giáo, đặc biệt là những điều luật dànhcho phụ nữ. Tuy cả hai bộ luật đều có mộtsố điều khoản bảo vệ quyền lợi của ngườiphụ nữ, nhưng cũng có không ít nhữngđiều luật khắt khe và định kiến. Luật HồngĐức nghiêm cấm quan lại lấy vợ là ca kỹ.Điều 40, chương Hộ hôn, quyển 3, luậtHồng Đức quy định “Các quan và thuộc lạilấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả,vợ lẽ, đều xử phạt 70 trượng, biếm chứcba tư; Con cháu các quan viên mà lấynhững phụ nữ nói trên, thì xử phạt 60trượng và đều phải ly dị”. Điều 38 chươngHộ hôn, quyển 3, luật Hồng Đức quy định:“Vợ cả, vợ lẽ tự tiện bỏ nhà chồng đi, thìxử tội đồ làm xuy thất tỳ(1); Đi rồi lấy chồngkhác thì phải đồ làm thung thất tỳ(2), ngườivà gia sản phải trả về nhà chồng cũ”.Trong việc cúng giỗ ông bà, tổ tiên cũngphải chọn con dòng chính, luật Hồng Đứcđiều 389 ghi “Lập người phụng sự hươnghỏa, phải coi trọng dòng đích”. Nếu viphạm đều bị phạt tội. Trong thừa hưởng tàisản, khi một trong hai người vợ hoặcchồng qua đời, luật Hồng Đức tuy có bênhvực quyền lợi người phụ nữ, nhưng cũngcó những điều luật đặt quyền lợi của ngườiđàn ông lên trên. Trong điều 1, phần Điềnsản mới tăng thêm, chương Điền sản, luậtquy định khi người chồng chết thì tài sảnchia “về vợ một phần, phần của người vợthì chỉ để nuôi đời mình không được nhậnlàm của riêng, vợ chết hay cải giá, thì phầnấy lại thuộc về người thừa tự. Nếu cha mẹcòn sống thì thuộc về cha mẹ cả; vợ chếttrước thì chồng cũng thế, chỉ không bắtbuộc hễ lấy vợ khác thì mất phần ấy”. Nhưvậy về tài sản thừa kế, khi người vợ mấthay tái giá thì phải trả lại số tài sản ấy chonhà chồng, còn khi người chồng tái giá thìsố tài sản ấy vẫn được giữ lại làm của ...