Danh mục

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TINH VÀ ĐỰC GIỐNG BÒ HƯỚNG SỮA TẠI PHÍA NAM

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.64 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Con bò sữa đã được nuôi tại Việt Nam từ đầu những năm 1920. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một số di dân người Aán đã du nhập các giống bò Zebu( Ongle, Sindhi, Sahiwal, Thaparkar,..)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TINH VÀ ĐỰC GIỐNG BÒ HƯỚNG SỮA TẠI PHÍA NAM ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TINH VÀ ĐỰC GIỐNG BÒ HƯỚNG SỮA TẠI PHÍA NAM Đinh Văn Cải, Vương Ngọc Long 1. Đặt vấn đề Con bò sữa đã được nuôi tại Việt Nam từ đầu những năm 1920. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một số di dân người Aán đã du nhập các giống bò Zebu( Ongle, Sindhi, Sahiwal, Thaparkar,..) vào miền Nam để làm việc tại các đồn điền , dần dần nó được sử dụng để khai thác sữa cung cấp cho các gia đình người Pháp. Sau đó người Pháp, chủ các đồn điền rộng lớn ở miền Nam cũng đã nhập các giống bò Zebu và các giống bò sữa ( Holstein friesian, Bordelaise, Bretonne, Ayshire) vào nuôi chung quanh khu vực Sài Gòn và Đà Lạt ( Schiene & Jacotot, 1926). Năm 1958 ,chính phủ Úc cũng tài trợ cho chương trình nuôi bò Jersey tại Lai Khê ( Bến Cát, Bình Dương). Đến năm 1960, có khoảng 1000 bò sữa được nuôi tại khu vực chung quanh Sài Gòn :400 bò lai Sind, 300 bò lai Ongle , 100 bò lai Sahiwal , 100 bò lai HF and 174 bò Jersey thuần tại Bến Cát ( Lưu Trọng Hiếu ,1962). Năng suất ghi nhận của bò Jersey là 2083 kg lứa đầu và 2400 kg ở lứa sữa thứ 3. Từ năm 1963 -1968 , một vài hộ chăn nuôi bò sữa cũng nhập bò Holstein friesian thuần từ Nhật Bản . Trong khi đó tại Miền Bắc, các con bò Holstein đầu tiên từ Trung Quốc, Cu Ba cũng được nhập vào và nuôi tại các vùng cao như Mộc Châu, Ba Vì , từ đó tạo nên những giống bò lai hướng sữa đầu tiên như Hà Việt, Hà Aán... Từ sau giải phóng, nhiều người Aán độ và Pakistan xin hồi hương nên đàn bò sữa giảm nhanh chóng. Tuy nhiên từ những năm 1978, Bộ Nông nghiệp và Công Nghiệp Thực phẩm đã đề ra kế hoạch phát triển nhanh đàn bò sữa trong nước để đáp ứng cho nhu cầu dựa trên đàn bò lai Sind có tầm vóc lớn hiện có lúc bấy giờ. Tinh bò Holtein thuần từ trung tâm Moncada và một số nước khác đã được sử dụng đề lai tạo ra các giống bò sữa lai Hà lan F1. Đàn bò lai Hà Lan có nhiều ưu điểm nổi bật dần dần được sử dụng như giống bò sản xuất sữa chính tại Tp. HCM và khu vực lân cận. Từ năm 1990, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Miền Nam được sự giúp đở của công ty SERSIA (Pháp) lần đầu tiên đã giới thiệu 4 giống bò sữa nguồn gốc từ Pháp ( Holstein, Brune, Pie Noir, Montbeliarde) dưới dạng tinh cọng rạ . Đây cũng là lần đầu tiên , dạng tinh cọng rạ được sử dụng tại Việt Nam. Dần dần , nhiều cơ quan tổ chức đã nhập các tinh bò sữa từ nhiều quốc gia khác nhau dưới dạng quà biếu, chương trình hợp tác kỹ thuật và kinh doanh. Qua những kết quả điều tra gần đây cho thấy , tinh bò sữa đã được nhập từ hơn 10 quốc gia, đa số là từ những nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, năng suất đàn bò sữa rất cao , như Canada, Pháp, Mỹ , Nhật, Úc, New Zealand…. Điều này cũng làm phong phú hơn nguồn di truyền về bò sữa trong nước nhưng cũng sẽ có những ảnh hưởng xấu nếu việc quản lý không được tiến hành chặc chẽ. Mặt khác, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi bò sữa đã và đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khu vực Miền Đông Nam Bộ (thuộc các Tỉnh thành như TP. HCM, Bình Dương, Long An, Lâm Đồng, Đồng Nai ...). Tổng đàn bò sữa cả nước vào năm 2001 khoảng 45.000 con, chỉ riêng TP. HCM đã chiếm hơn 35.000 con, trong đó có 11.951 bò cái vắt sữa, hàng năm sản xuất trên 40.000 tấn sữa tươi với giá trị hàng hóa 1 trên 130 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. So với các ngành chăn nuôi khác như heo, gà, ngành chăn nuôi bò sữa ổn định hơn, do có sự quan tâm của Nhà nước và việc tiêu thụ sữa được đảm bảo nhờ các Công ty chế biến sữa đặc biệt là Công ty Sữa Việt Nam – Vinamilk. Hiện nay lợi nhuận trong chăn nuôi bò sữa vào khoảng 7 – 10%, tùy vào quy mô chăn nuôi và quản lý. Chính vì vậy, nhiều địa phương đã xây dựng những chương trình phát triển bò sữa , nên nhu cầu con giống tăng cao. Nhiều trang trại chăn nuôi bò nền Lai Sind đã ra đời với mục đích sản xuất con giống F1. Tuy nhiên, tại một số địa phương có hệ thống gieo tinh nhân tạo phát triển chưa hoàn chỉnh, một số trang trại sử dụng các bò đực lai Holstein để phối cho các bò cái lai Sind. Bên cạnh đó, ngay tại TP.HCM cũng có một số hộ sử dụng các bò đực giống để phối trực tiếp cho các bò cái sữa ( các bò cái gieo tinh khó đậu hoặc các bò tơ). Các bò đực giống này giống thường chỉ được tuyển chọn thông qua ngoại hình, trọng lượng, không có lý lịch giống rõ ràng, không biết rõ tỷ lệ máu lai…Điều này sẽ gây những tác hại lâu dài về công tác quản lý giống. Để đánh giá được hiện trạng này, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài : “ Điều tra hiện trạng sử dụng tinh và đực giống hướng sữa tại phía nam”. Đề tài này đã được thực hiện từ tháng 1/2002 và tiến hành tham khảo các số liệu, sổ giống của các cơ quan có nhập tinh bò sữa từ năm 1990 đến nay. 2. Mục tiêu đề tài Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá hiện trạng sử dụng tinh và các bò đực giống hướng sữa về giống,tình hình quản lý để đề ra các giải pháp thích hợp cho vấn đề quản lý gieo tinh nhân tạo và sử dụng đực giống tại khu vực các tỉnh phía nam nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian từ năm 1990 đến nay. 3. Yêu cầu Yêu cầu chung của đề tài : • Ghi nhận tình hình quản lý , ghi chép về giống, phối giống tại nông hộ chăn nuôi bò sữa • Ghi nhận tình hình ghi chép, quản lý tinh của dẫn tinh viên • Ghi nhận tình hình quản lý nguồn tinh của các đơn vị nhập tinh • Đánh giá các bò đực giống hướng sữa đang được sử dụng . 4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 4.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành tại địa bàn các tỉnh có chăn nuôi bò sữa tại khu vực phía nam bao gồm các đối tượng điều tra , khảo sát là các hộ, các trang trại chăn nuôi bò sữa , các dẫn tinh viên và một số đơn vị có nhập tinh . Thời gian điều tra từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2002. Các số liệu của các dòng tinh nhập vào được khảo cứu từ năm 1990. 4.2. Nội d ...

Tài liệu được xem nhiều: