Danh mục

Định hướng áp dụng 5S tại phòng thí nghiệm Viện phát triển ứng dụng Đại học Thủ Dầu Một

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 485.56 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Định hướng áp dụng 5S tại phòng thí nghiệm Viện phát triển ứng dụng Đại học Thủ Dầu Một" giúp làm rõ bốn nội dung về thực hành 5S gồm lý thuyết 5S, hiệu quả mang lại, bài học kinh nghiệm và ứng dụng 5S trong hoạt động cơ bản của phòng thí nghiệm Viện phát triển ứng dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng áp dụng 5S tại phòng thí nghiệm Viện phát triển ứng dụng Đại học Thủ Dầu Một ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG 5S TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM VIỆN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Thị Bích Thảo1, Quang Thị Ngọc Anh1 1. Email: thaontb@tdmu.edu.vn TÓM TẮT 5S (Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke) là một trong những công cụ quản lý của phương pháp quản trị tinh gọn có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hiện nay, 5S được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng phổ biến để loại bỏ các lãng phí, tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ, khoa học, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hoạt động tại đơn vị. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng thành công 5S là cả một quá trình từ bước chuẩn bị, thực hiện và cải tiến liên tục. Vì vậy, bài viết giúp làm rõ bốn nội dung về thực hành 5S gồm lý thuyết 5S, hiệu quả mang lại, bài học kinh nghiệm và ứng dụng 5S trong hoạt động cơ bản của phòng thí nghiệm Viện phát triển ứng dụng. Từ khóa: Phương pháp quản lý, thực hành 5S 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Với triết lý của các trường đại học là nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế với chuẩn đầu ra, chương trình, phương pháp dạy học và quản lý dần tiếp cận với giáo dục khu vực và thế giới. Vì vậy, vấn đề cải tiến môi trường học tập, thí nghiệm thực hành là hết sức cần thiết trong bối cảnh các trường đại học thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 06 năm 2021. Do đó, để có môi trường thí nghiệm, thực hành đảm bảo an toàn thì máy móc, thiết bị, hồ sơ đăng kí làm việc tại phòng thí nghiệm phải được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, khoa học. Đồng thời, chính môi trường học tập khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường. Với tiêu chí sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng; phương pháp 5S giúp phân loại, sắp xếp, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo công tác an toàn phòng thí nghiệm, thuận tiện cho công việc của cán bộ quản lý phòng thí nghiệm. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần đánh giá về môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp của các trường đại học. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có đến 85% doanh nghiệp được khảo sát ứng dụng 5S, ứng dụng Kaizen (cải tiến liên tục) chiếm 44% và có 30% sử dụng công cụ quản lý trực quan (Nguyễn Đăng Minh và nnk.,2013). Ứng dụng 5S nói riêng và ứng dụng các công cụ quản lý tinh gọn tại các doanh nghiệp, tổ chức đã cho thấy những lợi ích mang lại như: loại bỏ các lãng phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc. Đối với lĩnh vực giáo dục trong nước, trong bài báo “Ứng dụng công cụ quản trị tinh gọn để nâng cao hiệu quả làm việc của các đơn vị trực thuộc trường đại học Cần Thơ” đã chỉ ra các lãng phí cần loại bỏ, ứng dụng 5S để cắt giảm loại bỏ các lãng phí hữu hình (Ngô Mỹ Trân và nnk.,2018), hay bài “Kinh nghiệm áp dụng 5S từ thực tế trường đại học Công nghiệp thành phố 278 Hồ Chí Minh” cho thấy 5S chỉ thực sự thành công và ý nghĩa khi nó trở thành nền móng vững chắc, trở thành văn hóa của trường đại học (Bùi Thị Hảo và nnk.,2020). Riêng 5S áp dụng cho Phòng thí nghiệm của Trường đại học cho thấy hiệu quả mang lại: tiết kiệm được 20% thời gian chuẩn bị công việc, 15% không gian cho làm việc (Kshitij Ranjan Srivastava và nnk.,2019). Do vậy, nhóm tác giả đi sâu tìm hiểu về cơ sở lý thuyết 5S, dựa trên một số bài học áp dụng 5S từ thực tiễn các doanh nghiệp, tổ chức, từ đó đưa ra khuyến nghị cho việc áp dụng 5S tại phòng thí nghiệm Viện phát triển ứng dụng - trường đại học Thủ Dầu Một. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ 5S 2.1 Nguồn gốc của 5S Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thách thức đặt ra đối với hãng sản xuất Toyota Nhật Bản là làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng: sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau trên cùng một dây chuyền. Đứng trước khó khăn, thách thức như vậy đã tạo động lực cho các nhà quản lý, các kỹ sư tìm tòi, học hỏi tìm ra giải pháp dựa trên ý tưởng cốt lõi của hệ thống JIT (Just in time), có nghĩa là vừa-đúng-lúc bắt nguồn từ các siêu thị tại Mỹ để tăng tính linh hoạt của dây chuyền sản xuất và tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp. Chính hệ thống sản xuất Toyota là tiền đề về lý thuyết và mô hình quản trị tinh gọn sau này mà phương pháp 5S là một trong ba công cụ của quản trị tinh gọn (Nguyễn Đăng Minh và nnk.,2014). Việc sử dụng 5S trở thành chiến lược quan trọng để các công ty đạt được sự xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh. Các khái niệm về bảo dưỡng, bảo trì, chất lượng được Nhật Bản sử dụng tích cực theo hướng tiếp cận đổi mới khi du nhập từ Mỹ về từ cuối những năm 1940, đầu những năm 1950. Sau đó, 5S kết hợp với triết lý Kaizen được triển khai tại Toyota Motor Corporation như một phần trong hệ thống sản xuất của họ. Kết quả là Nhật Bản dẫn đầu thế giới về năng suất và sự xuất sắc trong kinh doanh với các hãn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: