Danh mục

Doanh nghiệp nhỏ lo cứu mình

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.29 KB      Lượt xem: 42      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày thứ hai tham gia hội chợ đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ năm 2012, gian trưng bày của Công ty Thương mại dịch vụ Sài Gòn Palm vẫn vắng khách ghé thăm nhưng công ty không quá buồn. Ông Lê Phúc Thịnh, Giám đốc Công ty, cho hay tìm được một khách hàng tại hội chợ đã là thành công. Trước đây, mỗi tháng Sài Gòn Palm xuất sang châu Âu và Mỹ 5-6 container hàng mỹ nghệ làm từ lục bình. Hiện nay con số này chỉ dao động trong khoảng 2-3 container. Công ty cũng thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp nhỏ lo cứu mình Doanh nghiệp nhỏ lo cứu mình Ngày thứ hai tham gia hội chợ đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ năm 2012, gian trưng bày của Công ty Thương mại dịch vụ Sài Gòn Palm vẫn vắng khách ghé thăm nhưng công ty không quá buồn. Ông Lê Phúc Thịnh, Giám đốc Công ty, cho hay tìm được một khách hàng tại hội chợ đã là thành công. Trước đây, mỗi tháng Sài Gòn Palm xuất sang châu Âu và Mỹ 5-6 container hàng mỹ nghệ làm từ lục bình. Hiện nay con số này chỉ dao động trong khoảng 2-3 container. Công ty c ũng thường xuyên tham dự các hội chợ quốc tế để giới thiệu, quảng bá và chào bán sản phẩm. Theo ông Thịnh, việc quảng bá hình ảnh, tìm kiếm khách hàng càng được đẩy mạnh hơn, nhưng thông qua mạng internet. Công ty không có kinh phí để tham gia hội chợ ở nước ngoài như trước. Khi tình hình sản xuất thuận lợi, Sài Gòn Palm chọn lựa khách hàng và những đơn hàng mang lại lợi nhuận cao cho mình. Hiện nay, Sài Gòn Palm chấp nhận cả đơn hàng mà mỗi container chỉ lời vài triệu đồng. Để công nhân có việc làm, nhiều khi Công ty nhận cả những đơn hàng giá thấp, số lượng ít, trong khi khách hàng đòi hỏi khắt khe, doanh nghiệp gần như không có lợi nhuận. “Để duy trì sản xuất, dù khách hàng chỉ đặt 1 bộ chúng tôi vẫn nhận”, ông Thịnh cho hay. Bên cạnh đó, Sài Gòn Palm chấp nhận làm gia công cho các doanh nghiệp khác với giá thấp để có việc làm cho công nhân. Công ty còn chủ động chiết khấu 5-7% trên đơn hàng, khuyến mãi hoặc tăng thêm giá trị sản phẩm mà giá bán vẫn giữ nguyên. Trong khi đó, Công ty Cổ phần Nhất Nam, chuyên sản xuất nội thất, lại tăng cường tham dự hội chợ để hướng về nội địa khi gặp khó ở thị trường nước ngoài. Bà Phan Thị Thanh Trúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “Đi hội chợ đ ã mang lại cho công ty rất nhiều cơ hội trong việc tiếp cận khách hàng”. Bà cho biết, khách hàng đến hội chợ không chỉ biết đến thương hiệu Nhất Nam nhiều hơn mà còn trở thành khách hàng của Công ty. Nhất Nam đặt chỉ tiêu gia tăng thị phần nội địa lên 40% thay vì 20% như trước đây. Thường xuyên đi hội chợ cũng là cách để Công ty nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã và giá cả phù hợp. Theo bà Trúc, kinh tế có khó khăn, nếu dùng gỗ đắt tiền để sản xuất thì sản phẩm có giá cao sẽ khó bán được hàng. Nhất Nam đã tận dụng gỗ dư trong quá trình làm hàng xuất khẩu để sản xuất sản phẩm nội thất với giá cả vừa túi tiền khách h àng trong nước. Giống như nhiều doanh nghiệp trong ngành, Công ty Ánh Tân Cương cũng gặp khó khăn ở châu Âu (vốn là thị trường truyền thống của Công ty). Gần đây, Ánh Tân Cương đã cho ra đời những sản phẩm có kiểu dáng và kích cỡ nhỏ gọn, phù hợp với thị trường Hàn Quốc, Nhật... Công ty sử dụng th ương mại điện tử để tiếp cận những thị trường không phải truyền thống. Bà Trúc cho biết Công ty cũng đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước với việc tham gia nhiều hội chợ trong nước và quảng cáo trên tạp chí chuyên đề nội, ngoại thất. Công ty cũng chú trọng đến mẫu mã thiết kế nhằm cho ra đời những dòng sản phẩm mới, khác biệt đối thủ. Điểm mấu chốt để khắc phục khó khăn khi kinh tế suy thoái là đa dạng hóa khách hàng, theo ông Nguyễn Hoàng Tân, Giám đốc Công ty Ánh Tân Cương. Ông cho biết, Công ty không tập trung nhiều vào khách hàng lớn hay một vài thị trường như trước. Hiện nay Công ty chú trọng phát triển khách hàng vừa và nhỏ ở nhiều quốc gia khác nhau. Hiện tại, khách hàng của Ánh Tân Cương đến từ trên 35 quốc gia. Điều này, theo ông Tân, đã giúp Công ty không phụ thuộc vào khách hàng hay thị trường nào. Cũng nhờ đa dạng hóa được khách hàng, Công ty tránh được việc bị ép giá khi ký hợp đồng.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: