Danh mục

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học địa lí theo định hướng phát triển năng lực

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.77 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất cách tiếp cận cơ bản sau: Cần kết hợp đánh giá quá trình học với đánh giá định kì; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội; kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận. Bài báo còn đề cập đến xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh, đưa ra quy trình và câu hỏi, bài tập minh họa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học địa lí theo định hướng phát triển năng lực JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 96-104 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0010 ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Đặng Văn Đức Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở khoa học về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, tác giả bài báo đề xuất cách tiếp cận cơ bản sau: cần kết hợp đánh giá quá trình học với đánh giá định kì; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội; kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận. Bài báo còn đề cập đến xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh, đưa ra quy trình và câu hỏi, bài tập minh hoạ. Từ khóa: Đổi mới đánh giá, năng lực, kết quả học tập. 1. Mở đầu Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cần phải được tiến hành song song với đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Nghị quyết số 29-NQ/TW đã xác định: ”Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”... Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một quá trình ghi chép, lưu giữ và cung cấp thông tin về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học. Mục tiêu chung của hầu hết các đánh giá là cung cấp ”thông tin phản hồi hữu ích” hỗ trợ việc ra quyết định. Việc kiểm tra đánh giá cần đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan và phân hóa, thường xuyên liên tục và định kì. Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh cần kết hợp đánh giá quá trình học với đánh giá định kì; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Các thông tin về kiểm tra đánh giá cần được cung cấp kịp thời và chia sẻ giữa các bên liên quan: giáo viên, học sinh, phụ huynh, các nhà quản lí [1, 2]. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông lâu nay vẫn thường quan tâm đến điểm số là chính, tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên Ngày nhận bài: 16/10/2016. Ngày nhận đăng: 15/2/2017. Liên hệ: Đặng Văn Đức, e-mail: dangvanduchnue@gmail.com 96 Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực sự ghi nhớ và tái hiện nội dung kiến thức đã học qua các kì kiểm tra học kì và cuối năm học; ít chú ý đến kĩ năng, thái độ và năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn; thiếu sự kết hợp đánh giá quá trình học tập của học sinh. Vì vậy, cần đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, một hoạt động có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn đối với công tác giảng dạy của giáo viên và nhiệm vụ học tập của học sinh, nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Khái niệm năng lực Năng lực là một thuật ngữ được sử dụng cả trong khoa học và trong ngôn ngữ hàng ngày. Khái niệm năng lực (Competency) có nguồn gốc tiếng la tinh “Competentia”. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. - Theo John Erpenback, “Năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua ý chí”. - Năng lực là những kĩ năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội... và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.(Weinert 2001) - Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng , kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức. - Có nhiều loại năng lực khác nhau: Năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp; năng lực xã hội; năng lực cá thể. - Các thành phần năng lực “gặp” nhau tạo thành năng lực hành động. Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động [4], [6]. Hình 1. Mô hình năng lực 97 Đặng Văn Đức Năng lực chuyên môn (Professional Competency): - Khả năng thực hiện các n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: