Đội ngũ sáng tác của bộ phận văn học hoàng tộc thời Nguyễn
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 453.74 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung khái quát về thời đại nhà Nguyễn qua mấy nét chính về chính trị, xã hội; tổng lược về diễn trình văn học của thời đại này; đặc biệt là miêu thuật về tình hình đội ngũ sáng tác, tác phẩm của dòng văn chương hoàng tộc thời Nguyễn, một đối tượng nghiên cứu mà từ trước đến nay ít được chú ý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đội ngũ sáng tác của bộ phận văn học hoàng tộc thời Nguyễn TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 3 (2020) ĐỘI NGŨ SÁNG TÁC CỦA BỘ PHẬN VĂN HỌC HOÀNG TỘC THỜI NGUYỄN Nguyễn Phước Hải Trung Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Email: nguyenphuochaitrung2007@gmail.com Ngày nhận bài: 3/7/2019; ngày hoàn thành phản biện: 11/7/2019; ngày duyệt đăng: 02/10/2019 TÓM TẮT Văn học nói chung và thi ca nói riêng vào thời Nguyễn phản ánh những thành tựu rực rỡ, tiêu biểu cho truyền thống văn chương chữ Hán của Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Bài viết tập trung khái quát về thời đại nhà Nguyễn qua mấy nét chính về chính trị, xã hội; tổng lược về diễn trình văn học của thời đại này; đặc biệt là miêu thuật về tình hình đội ngũ sáng tác, tác phẩm của dòng văn chương hoàng tộc thời Nguyễn, một đối tượng nghiên cứu mà từ trước đến nay ít được chú ý. Từ khóa: hoàng đế, hoàng tộc, thơ, văn học, 1802-1945. 1. MỞ ĐẦU Kể từ hoàng đế Gia Long, triều Nguyễn đã nối tiếp với 13 triều vua, trị vì đất nước trong suốt 143 năm lịch sử (1802-1945). Đây là triều đại có nhiều thăng trầm qua một diễn trình lịch sử đầy biến động, phức tạp của bối cảnh khu vực lúc bấy giờ. Tuy nhiên, đây cũng là triều đại để lại nhiều dấu ấn sâu đậm đối với đất nước Việt Nam, nhất là những dấu ấn về văn hóa nghệ thuật. Trong đó, văn học thời Nguyễn phản ánh những thành tựu rực rỡ, tiêu biểu cho truyền thống văn chương chữ Hán của Việt Nam vào thời trung đại. Trong diễn trình hình thành và phát triển, sáng tác thi ca dưới thời Nguyễn đã có những đóng góp nổi bật trong dòng chảy của văn chương trung đại Việt Nam. Sự xuất hiện của đội ngũ sáng tác là các danh nho xuất thân từ hoàng tộc, đặc biệt là các hoàng đế, hoàng thân thời Nguyễn đã làm nên một sắc diện mới mẻ cho truyền thống văn chương Việt Nam thời bấy giờ xét về cả số lượng lẫn chất lượng. Điều đặc biệt, các hoàng đế đầu triều qua những sáng tác cực kỳ phong phú, đồ sộ của mình đã tạo nên một kỷ lục thi ca trong lịch sử văn học nước nhà. 179 Đội ngũ sáng tác của bộ phận văn học hoàng tộc thời Nguyễn 2. NỘI DUNG 2.1. Triều đại nhà Nguyễn Sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn, năm 1802, hoàng đế Gia Long lên ngôi và lập ra triều Nguyễn. Trải qua 13 đời hoàng đế với những đặc điểm của từng triều vua, thăng trầm khác biệt, có thể phân định lịch sử của triều Nguyễn thành hai giai đoạn lớn. - Giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1883 được xem là thời gian tự chủ, thịnh trị của triều Nguyễn với sự ổn định, vững mạnh về nhiều mặt dưới các triều vua như Gia Long (1802-1819), Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và giai đoạn đầu ở triều Tự Đức (1848-1883). Lên ngôi năm 1802, chính thức lập nên triều Nguyễn, tháng 3.1804, đổi quốc hiệu là Việt Nam, vua Gia Long đã tập trung ổn định, củng cố chấn hưng đất nước. Từ đây, Việt Nam đã xây dựng nhà nước phong kiến độc lập trên một quốc gia thống nhất, kiến lập hệ thống Lục Bộ và tập trung chấn chỉnh về quân sự, ngoại giao. Năm 1820, hoàng đế Minh Mạng nối ngôi đã có nhiều cải cách quan trọng, đặc biệt là công cuộc cải cách hành chính, làm cho mọi mặt văn hóa xã hội có nhiều sự phát triển đáng kể, đổi quốc hiệu là Đại Nam vào năm 1838. Tiếp theo là hoàng đế Thiệu Trị kế tục từ năm 1840, đã tiếp tục hoàn thiện và giữ gìn những thành tựu các triều đại trước để lại, chủ trương đường lối nội trị và ngoại giao có phần mềm dẻo hơn thời Minh Mạng. Năm 1848, hoàng đế Tự Đức lên ngôi, giai đoạn khoảng 20 năm đầu khá thịnh trị. Triều đại Tự Đức có nhiều chỉnh đốn, sửa sang về khoa cử, đặt ra Nhã Sĩ Khoa và Cát Sĩ Khoa, để chọn lấy người có tài văn học ra làm quan. Tuy vậy, triều Tự Đức gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đất nước phải đối mặt với nguy cơ ngoại xâm. Từ năm 1858 đến 1883, mặc dù có sự khủng hoảng dần vào giai đoạn cuối với những biến động tác động trực tiếp vào sự hưng vong của đất nước thể hiện qua các biến cố như: Pháp tấn công vào cửa biển Đà Nẵng (1858); triều đình Tự Đức nhượng bộ cắt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, ba tỉnh miền Tây Nam kỳ (1862, 1867) cho thực dân Pháp; rồi sự kiện Pháp đánh vào Hà Nội và buộc triều đình ký Hiệp ước Harmand (1883) thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp, nhưng phải đến năm 1884 khi triều Nguyễn ký Hiệp ước Patenôtre thì Việt Nam mới chính thức mất độc lập, toàn bộ chủ quyền đất nước đặt dưới sự kiểm soát của Pháp. Vì vậy vẫn có thể nói rằng, từ năm 1802 đến năm 1883 là giai đoạn độc lập, tự chủ của triều Nguyễn - giai đoạn được xem là từ khởi đầu đến ổn định, rồi phát triển, thịnh trị. Đây là nền tảng xã hội cho sự phát triển văn hóa. - Giai đoạn từ năm 1884 đến ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đội ngũ sáng tác của bộ phận văn học hoàng tộc thời Nguyễn TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 3 (2020) ĐỘI NGŨ SÁNG TÁC CỦA BỘ PHẬN VĂN HỌC HOÀNG TỘC THỜI NGUYỄN Nguyễn Phước Hải Trung Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Email: nguyenphuochaitrung2007@gmail.com Ngày nhận bài: 3/7/2019; ngày hoàn thành phản biện: 11/7/2019; ngày duyệt đăng: 02/10/2019 TÓM TẮT Văn học nói chung và thi ca nói riêng vào thời Nguyễn phản ánh những thành tựu rực rỡ, tiêu biểu cho truyền thống văn chương chữ Hán của Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Bài viết tập trung khái quát về thời đại nhà Nguyễn qua mấy nét chính về chính trị, xã hội; tổng lược về diễn trình văn học của thời đại này; đặc biệt là miêu thuật về tình hình đội ngũ sáng tác, tác phẩm của dòng văn chương hoàng tộc thời Nguyễn, một đối tượng nghiên cứu mà từ trước đến nay ít được chú ý. Từ khóa: hoàng đế, hoàng tộc, thơ, văn học, 1802-1945. 1. MỞ ĐẦU Kể từ hoàng đế Gia Long, triều Nguyễn đã nối tiếp với 13 triều vua, trị vì đất nước trong suốt 143 năm lịch sử (1802-1945). Đây là triều đại có nhiều thăng trầm qua một diễn trình lịch sử đầy biến động, phức tạp của bối cảnh khu vực lúc bấy giờ. Tuy nhiên, đây cũng là triều đại để lại nhiều dấu ấn sâu đậm đối với đất nước Việt Nam, nhất là những dấu ấn về văn hóa nghệ thuật. Trong đó, văn học thời Nguyễn phản ánh những thành tựu rực rỡ, tiêu biểu cho truyền thống văn chương chữ Hán của Việt Nam vào thời trung đại. Trong diễn trình hình thành và phát triển, sáng tác thi ca dưới thời Nguyễn đã có những đóng góp nổi bật trong dòng chảy của văn chương trung đại Việt Nam. Sự xuất hiện của đội ngũ sáng tác là các danh nho xuất thân từ hoàng tộc, đặc biệt là các hoàng đế, hoàng thân thời Nguyễn đã làm nên một sắc diện mới mẻ cho truyền thống văn chương Việt Nam thời bấy giờ xét về cả số lượng lẫn chất lượng. Điều đặc biệt, các hoàng đế đầu triều qua những sáng tác cực kỳ phong phú, đồ sộ của mình đã tạo nên một kỷ lục thi ca trong lịch sử văn học nước nhà. 179 Đội ngũ sáng tác của bộ phận văn học hoàng tộc thời Nguyễn 2. NỘI DUNG 2.1. Triều đại nhà Nguyễn Sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn, năm 1802, hoàng đế Gia Long lên ngôi và lập ra triều Nguyễn. Trải qua 13 đời hoàng đế với những đặc điểm của từng triều vua, thăng trầm khác biệt, có thể phân định lịch sử của triều Nguyễn thành hai giai đoạn lớn. - Giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1883 được xem là thời gian tự chủ, thịnh trị của triều Nguyễn với sự ổn định, vững mạnh về nhiều mặt dưới các triều vua như Gia Long (1802-1819), Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và giai đoạn đầu ở triều Tự Đức (1848-1883). Lên ngôi năm 1802, chính thức lập nên triều Nguyễn, tháng 3.1804, đổi quốc hiệu là Việt Nam, vua Gia Long đã tập trung ổn định, củng cố chấn hưng đất nước. Từ đây, Việt Nam đã xây dựng nhà nước phong kiến độc lập trên một quốc gia thống nhất, kiến lập hệ thống Lục Bộ và tập trung chấn chỉnh về quân sự, ngoại giao. Năm 1820, hoàng đế Minh Mạng nối ngôi đã có nhiều cải cách quan trọng, đặc biệt là công cuộc cải cách hành chính, làm cho mọi mặt văn hóa xã hội có nhiều sự phát triển đáng kể, đổi quốc hiệu là Đại Nam vào năm 1838. Tiếp theo là hoàng đế Thiệu Trị kế tục từ năm 1840, đã tiếp tục hoàn thiện và giữ gìn những thành tựu các triều đại trước để lại, chủ trương đường lối nội trị và ngoại giao có phần mềm dẻo hơn thời Minh Mạng. Năm 1848, hoàng đế Tự Đức lên ngôi, giai đoạn khoảng 20 năm đầu khá thịnh trị. Triều đại Tự Đức có nhiều chỉnh đốn, sửa sang về khoa cử, đặt ra Nhã Sĩ Khoa và Cát Sĩ Khoa, để chọn lấy người có tài văn học ra làm quan. Tuy vậy, triều Tự Đức gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đất nước phải đối mặt với nguy cơ ngoại xâm. Từ năm 1858 đến 1883, mặc dù có sự khủng hoảng dần vào giai đoạn cuối với những biến động tác động trực tiếp vào sự hưng vong của đất nước thể hiện qua các biến cố như: Pháp tấn công vào cửa biển Đà Nẵng (1858); triều đình Tự Đức nhượng bộ cắt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, ba tỉnh miền Tây Nam kỳ (1862, 1867) cho thực dân Pháp; rồi sự kiện Pháp đánh vào Hà Nội và buộc triều đình ký Hiệp ước Harmand (1883) thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp, nhưng phải đến năm 1884 khi triều Nguyễn ký Hiệp ước Patenôtre thì Việt Nam mới chính thức mất độc lập, toàn bộ chủ quyền đất nước đặt dưới sự kiểm soát của Pháp. Vì vậy vẫn có thể nói rằng, từ năm 1802 đến năm 1883 là giai đoạn độc lập, tự chủ của triều Nguyễn - giai đoạn được xem là từ khởi đầu đến ổn định, rồi phát triển, thịnh trị. Đây là nền tảng xã hội cho sự phát triển văn hóa. - Giai đoạn từ năm 1884 đến ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn chương chữ Hán Thời đại nhà Nguyễn Văn chương hoàng tộc Lịch sử văn học Đại cương lịch sử văn hóa Việt NamTài liệu liên quan:
-
Lý thuyết phê bình văn học: Phần 1
162 trang 34 0 0 -
Hàn Mặc Tử và Bích Khê trong quan niệm của một số nhà phê bình văn học ở miền Nam từ 1945 đến 1975
8 trang 30 0 0 -
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -6
5 trang 25 0 0 -
Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam: Phần 1
135 trang 21 0 0 -
209 trang 20 0 0
-
26 trang 20 0 0
-
Tìm hiểu văn học hiện đại Trung Quốc (Tập 2): Phần 1
70 trang 19 0 0 -
Lịch sử tiếp nhận các tác phẩm văn học
11 trang 17 0 0 -
25 trang 17 0 0
-
Phong cách du kí Nguyễn Đôn Phục
9 trang 16 0 0