Thông tin tài liệu:
Ông nhốt một con sáo vào lồng và dạy cho nó xác định được cái hộp có thức ăn đúng theo hướng có Mặt trời. Ông lặp đi lặp lại nhiều lần bài học đó trong nhiều ngày ở một giờ nhất định. Khi con sáo đã được huấn luyện thành thạo, ông ta đổi hộp đựng thức ăn vào một giờ khác trong ngày. Không do dự con chim đã tìm đến được chiếc hộp mới. Rõ ràng là nó đã xác định được một cách dễ dàng góc tới của ánh sáng Mặt trời. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỜI SỐNG CÁC LOÀI CHIM part 10
để đựng thức ăn. Ông nhốt một con sáo vào lồng và dạy cho nó xác định được cái
hộp có thức ăn đúng theo hướng có Mặt trời. Ông lặp đi lặp lại nhiều lần bài học
đó trong nhiều ngày ở một giờ nhất định. Khi con sáo đã được huấn luyện thành
thạo, ông ta đổi hộp đựng thức ăn vào một giờ khác trong ngày. Không do dự con
chim đã tìm đến được chiếc hộp mới. Rõ ràng là nó đã xác định được một cách dễ
dàng góc tới của ánh sáng Mặt trời.
Dựa vào những kết quả thí nghiệm của Krame và sau này Matin, một người Anh
đã khẳng định rằng chim có khả năng suy luận được vị trí của mặt trời. Chim cũng
có thể nhận biết được cung Mặt trời nghĩa là nhận biết được góc tạo thành bởi mặt
phẳng trong đó Mặt trời di chuyển với mặt phẳng ngang ở một địa điểm nhất định.
Chúng ta cũng biết rằng điểm cao nhất của cung đó là vị trí của Mặt trời vào lúc
giữa trưa. Vị trí này thay đổi theo độ vĩ. Các ông cũng cho rằng chim có thể suy
luận được độ kinh và độ vĩ dựa vào vị trí của Mặt trời.
Những thí nghiệm của Krame và Matin sáng tạo ra chưa nói gì đến những loài
chim di cư ban đêm. Một nhà nghiên cứu trẻ tuổi người Đức, Sauer đã đề ra ý kiến
là chim di cư ban đêm định hướng bằng các chòm sao. Ông đã nuôi chim trong
một chiếc lồng mà mái chuồng lợp bằng kính trong suốt cho phép chim có thể quan
sát được bầu trời. Đến mùa di cư, khi nhìn thấy bầu trời ban đêm, chim nuôi trong
lồng liền đậu theo hướng mà loài đó bay về nơi nghỉ đông. Nhưng khi bầu trời bị
mây che khuất các con chim tỏ ra hoang mang, sau đó Sauer đặt lồng chim d ưới
bầu trời ban đêm nhân tạo của trường hàng hải Bơrem. Khi thay đổi bầu trời nhân
tạo bằng cách thay đổi vị trí của các chòm sao thì chim cũng thay đổi hướng đậu
cho tương ứng với bầu trời của từng địa điểm. Sauer đã đi xa hơn và chứng minh
được rằng chim sinh ra vốn đã có kiến thức bẩm sinh về tinh tú và những con chim
di cư bay đêm căn cứ vào vị trí các vì sao một cách bình thường, tự nhiên và vô ý
thức theo cung cách mà các thuyền trưởng chỉ có thể đạt được bằng kính viễn vọng
và kính lục phân mới được phát minh. Sauer đã nuôi một con chim chích bụng
trắng ngay từ lúc còn bé. Đến cuối tháng chín con chim bắt đầu tỏ dấu hiệu muốn
bay. Nó không chịu ngồi yên trong lồng như những ngày trước đó. Sauer liền đặt
nó dưới bầu trời nhân tạo Bơrem. Nó liền chuyển về hướng đông nam là hướng mà
hàng nghìn thế hệ của đồng loại nó đã bay trước nó mà nó không hề biết. Nó vẫn
giữ hướng ấy khi đổi sang bầu trời của Praha, Xôfia, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng khi trên
đầu xuất hiện bầu trời của đảo Síp thì nó liền đổi hướng thẳng về phía nam như
kiểu nó đang bay về lưu vực sông Nin, nơi nghỉ đông của đồng loại nó.
Mặc dầu càng ngày càng có nhiều chứng cớ là chim đã dùng...
27. CON NGƯỜI VỚI CÁC LOÀI CHIM
Trong phần cuối của cuốn sách nhỏ này chúng tôi xin dành ít trang để nói vài nét
về một vấn đề khá phức tạp là mối liên quan giữa con người và các loài chim.
Chúng ta có thể chắc chắn rằng sau hàng chục năm phóng gậy và ném lao và hơn
70-80 nghìn năm dùng cung, nỏ và các thứ bẫy thô sơ, con người thời đại đồ đá đã
biết được khá rõ một số loài chim có thịt ngon và một số khác có thịt không ngon.
Có lẽ các loài chim mà loài người đầu tiên ưa thích là gà rừng, trĩ, công, vịt, ngỗng.
Dấu vết của chúng đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm khảo cổ khai quật ở các nước
khác nhau. Ở nước ta các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy xương gà rừng ở các
địa điểm Thẩm nhương, Nậm tum (Lai Châu) ở niên đại khoảng 3 vạn năm cách
ngày nay, thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ và thời đại đá giữa.
Khoảng một vạn năm về trước, lúc dân số loài người ước tính mới khoảng 7-10
triệu, các phương tiện săn bắt cũng còn thô sơ, thì chim và người còn sống chung
trong mối cân bằng tự nhiên vững chãi. Tuy rằng hằng ngày loài người có săn bắt
một số chim để ăn thịt, nhưng số lượng có thể bị thất thiệt không đáng là bao so
với tốc độ phát triển nhanh chóng của các loài chim. Nhưng rồi khi dân số loài
người tăng dần lên trên 300 rồi 400 lần như ngày nay thì mối quan hệ giữa người
và chim đã hoàn toàn thay đổi. Ngoài cung và nỏ, loài người ở khắp nơi đã sáng
chế ra nhiều cách bắt chim hữu hiệu mà điển hình nhất là loại bẫy chim bằng nhựa
dính. Hiện nay cũng chưa ai biết được là con người đã tìm ra thứ nhựa để dính
chim một cách riêng lẽ bao nhiêu lâu và ở những nơi nào, nhưng hầu như ở tất cả
các nền văn hóa và tất cả các dân tộc đều ít nhiều có d ùng nhựa dính để bắt chim.
Người La Mã cổ đã dùng nhựa một loại cây tầm gửi, người Hy Lạp, người Nam
Phi và người đông nam châu Á dùng nhựa sung, người Nhật Bản dùng cây sồi non,
người Anh dùng dầu lanh hay vỏ của cây nhựa ruồi, người Inđiêng ở châu Mỹ
dùng chất nhớt của ốc sên còn người Việt Nam thì dùng nhựa mít, nhựa sung hay
nhựa thông (tùy vùng). Các loại lưới bắt chim cũng đã được nhiều dân tộc chế tạo
từ lâu, nhất là ở những nơi mà chim thường tập trung đông thành đàn. Và điều bất
hạnh lớn nhất cho chim có lẽ là vào giữa thế kỷ 19 lúc khẩu súng nạp đạn được cải
tiến một cách cơ bản và đã được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi. Với thứ vũ khí
mới này con người đã nhanh chóng trở thành một trong những “loài ăn thịt” khủng
khiếp nhất đối với các loài chim. Họ đã tàn sát chim không thương tiếc. Họ tìm đủ
mọi cách để tận thu nguồn lợi quý giá mà thiên nhiên đã phú cho hơn là sử dụng nó
một cách hợp lý. Đây là một vài thí dụ trong muôn ngàn sự thật đã diễn ra một
cách thật hãi hùng đối với các loài chim trong mấy thế kỷ gần đây : nửa triệu con
chim sơn ca bé bỏng đã được bán đấu giá ở Lepdích, ở Đức, chỉ trong một tháng
10, hơn 30 vạn 6 nghìn con vịt đã bị 6 người đi săn bắn chết trong 3 ngày gần
thành phố Tômxk ở Xibêri, một toán nhỏ người đi săn ở Anh chỉ trong một ngày
đã bắn chết 3.937 con gà lôi và một ngày khác 2.929 con trĩ đỏ trên đường di cư
của chúng một cách không kiềm chế được. Theo ước lượng của một nhà nghiên
cứu thì chỉ trong hai ngày một đêm ít nhất cũng phải đến 9 triệu con bị giết. Trước
năm 1920, riêng ở Ai Cập hàng ...