. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu mấy lâu nay thì tuổi thọ trung bình của các loài chim cùng một nhóm phân loại, không khác nhau nhiều lắm. Tuổi thọ trung bình của chim thuộc bộ Sẻ và bộ Vẹt là 20 năm, của Cú 15 năm, của chim cắt 21 - 24 năm, vịt, ngỗng 20 năm, rẽ giun 10 năm, mòng biển 17 năm, bồ câu 12 năm và gà 13 năm. Đây tuổi thọ của gà rừng, còn gà nhà thì có thể sống 24 - 25 năm và thậm chí có con...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỜI SỐNG CÁC LOÀI CHIM part 3Phi, loài chim hiện đại có cỡ lớn nhất nhưng chỉ sống được khoảng 30 - 40 năm,trong lúc đó dù dì, nhỏ hơn đà điểu nhiều mà thọ đến 68 tuổi. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu mấy lâu nay thì tuổi thọ trung bình củacác loài chim cùng một nhóm phân loại, không khác nhau nhiều lắm. Tuổi thọtrung bình của chim thuộc bộ Sẻ và bộ Vẹt là 20 năm, của Cú 15 năm, của chim cắt21 - 24 năm, vịt, ngỗng 20 năm, rẽ giun 10 năm, mòng biển 17 năm, bồ câu 12năm và gà 13 năm. Đây tuổi thọ của gà rừng, còn gà nhà thì có thể sống 24 - 25năm và thậm chí có con sống được 30 năm. Tuổi thọ của một số loài cụ thể được xem như cao nhất đối với loài đó có thể kểnhư sau. Trong bộ Sẻ thì quạ sống được lâu nhất, có một con đã sống đến tuổi 60và một con khác đến tuổi 69. Các loài chim sẻ bé có tuổi thọ thấp hơn : chim chíchđầu đen 24 năm, hoét 20 năm, sơn ca 20 năm. Trong bộ Cú thì dù dì sống lâu nhất34, 53 và 68 năm. Trong bộ Vẹt, có vẹt mào châu Úc sống đến 56 năm, và vẹt đỏBắc Mỹ 64 năm. Về nhóm chim ăn thịt ban ngày đã có những số liệu như sau :diều hâu châu Phi sống được 55 năm, kền kền Nam Mỹ 52 và 65 năm, đại bàngđầu trọc 38 năm. Trong bộ Ngỗng, ta biết được tuổi thọ của vịt Cana da là 33 nămvà thiên nga nhỏ 24 năm rưỡi. Trong nhóm sếu có sếu châu Úc sống được 47 năm,sếu xám 43 năm, sếu cổ trụi 42 năm. Bồ nông hồng sống đ ược đến 51 năm và mộtsố loài bồ câu sống đến 30 năm. Bằng phương pháp đeo vòng người ta cũng đã thu được một số kết quả khả quannhư đã bắt được rẽ lớn 9 tuổi, nhạn sống 16 tuổi, nhạn biển 20 tuổi rưỡi, nhạn Bắccực 14 tuổi, chim cánh cụt trán trắng 22 tuổi, diệc 20 tuổi, cò 11 tuổi, diều mướp13 tuổi, quạ xám 14 tuổi, sáo 12 tuổi, yến đen 9 tuổi, sẻ nhà 11 tuổi rưỡi, đớp ruồixám 12 tuổi rưỡi, và nhạn 9 tuổi. Nhóm vịt tuy bị săn bắt rất nhiều nhưng người tacũng đã bắt được những con sống đến 18 - 20 năm. Trong thiên nhiên hầu hết các loài chim đều có tỷ lệ tử vong khá cao nhất là vàotuổi chưa trưởng thành, lúc chim chưa đầy một năm tuổi. Hiện tượng này đã ảnhhưởng rõ ràng đến tuổi thọ của chim và việc chim kéo dài được tuổi đời của chúngđến mức tối đa trong thiên nhiên là điều hiếm có. Ở các loài chim thuộc bộ Sẻ, tỷlệ tử vong vượt quá 50%, như loài đớp ruồi lưng đen chỉ trong năm đầu đã chết60%, đớp ruồi trán trắng đến 79%. Ở Cộng hòa dân chủ Đức người ta đã đeo vòngcho 77 chim nhạn non, trong năm thứ nhất đã có 51 con bị chết, năm thứ hai 17con, năm thứ ba 6 con, năm thứ tư 2 con và chỉ còn 1 con sống sót đến năm thứnăm. Khí hậu khắc nghiệt, nhất là lạnh, cũng đã làm chết khá nhiều chim. Ví dụ, loàichim cánh cụt chúa ở vùng Nam cực là loài chim chịu lạnh giỏi nhất, thế mà có đến77% chim non bị tử vong vì lạnh. Đối với loài mòng biển, chỉ trong năm đầu đã cóđến 0,5% chim non chết, nhưng tỷ lệ tử vong của chim non trong năm đầu chỉchiếm 17,2% toàn đàn. Vì vậy mà (nếu không kể chim non) thì phần lớn thành viêncủa đàn chim có tuổi đời từ 3 đến 5 năm. Đối với các loài chim ở nước, nhất là những loài sống tập đoàn thì tuổi thọ trungbình cao hơn ở chim sẻ và dĩ nhiên tỷ lệ tử vong của chim trưởng thành cũng thấphơn. 11. THỨC ĂN CỦA CHIM Nếu ta thống kê được hết những gì mà các loài chim đã ăn thì có lẽ bản danhsách đó sẽ bao gồm hầu hết các dạng động vật và thực vật có trên trái đất này. Tấtcả những gì mà động vật ăn được đều có thể là thức ăn cho chim. Ngay cả nhữngđộng vật rất lớn có khi lớn gấp nghìn lần chim hay những thực vật đơn bào bé ly typhải nhìn qua kính hiển vi mới thấy được cũng là thành phần thức ăn của loài chimnày hay loài chim khác. Ví dụ như cá voi và voi là những động vật lớn nhất ngàynay khi chết đi, xác của chúng là món ăn thích thú của nhiều loài hải âu, mòngbiển, kền kền. Loại tảo đơn bào ở nước (lục tảo) nhỏ đến mức tưởng chừng nhưkhông loài chim nào vớt được để ăn lại là nguồn thức ăn chính của ngót ba triệuchim hồng hạc tập trung thành những đàn lớn ở các bờ hồ nước mặn ở Đông Phi.Chính vì nhờ có cách vớt mồi riêng của mình mà hồng hạc loài chim rất cổ vẫn tồntại đến ngày nay. Chúng đã sử dụng được một loại thức ăn mà hầu như khôngthuận lợi cho nhiều nhóm động vật khác. Thức ăn của chim nói chung phức tạp như vậy nhưng thức ăn của riêng từng loàicó phần đơn giản hơn. Nếu dựa vào thành phần thức ăn để phân loại thì ta có thểchia chim thành ba nhóm cơ bản : chim ăn động vật, chim ăn thực vật và chim ăntạp hay ăn cả thức ăn động vật và thức ăn thực vật. Trong mỗi nhóm trên lại có thểchia thành nhiều nhóm nhỏ hơn. Nhóm chim ăn động vật có thể chia thành nhómăn côn trùng, nhóm ăn mồi sống, nhóm ăn xác chết, nhóm ăn động vật khôngxương ở nước, nhóm ăn cá, v.v... Còn nhóm ăn thức vật có thể chia thành nhóm ănquả mềm, nhóm ăn hạt, nhóm ăn mật hoa, nhóm ăn phấn hoa... Trong quá trình tiến hóa mỗi loài chim được hình thành và tồn tại đến ngày naylà do chúng đã thích nghi được với môi trường nào đó, chọn được nguồn thức ănthích ...