Thông tin tài liệu:
Như thế là qua hình dáng của đống hạt, chim không thể xác định được số hạt chúng đã ăn. Trong một thí nghiệm khác người ta đặt một cái chén trước mặt con chim và bỏ từng hạt vào đó, nhưng không theo một thứ tự thời gian nhất định, có lúc cách nhau đến một phút. Như vậy chim không có điều kiện xác định được số lượng hạt qua hình ảnh của nhóm hạt, tuy thế chim vẫn ăn đúng một lượng hạt nhất định. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỜI SỐNG CÁC LOÀI CHIM part 8nào. Đó có thể là một đống hạt rất lớn, tức là một số hạt nhiều hơn nhiều so với sốhạt chúng được phép ăn. Như thế là qua hình dáng của đống hạt, chim không thểxác định được số hạt chúng đã ăn. Trong một thí nghiệm khác người ta đặt một cái chén trước mặt con chim và bỏtừng hạt vào đó, nhưng không theo một thứ tự thời gian nhất định, có lúc cáchnhau đến một phút. Như vậy chim không có điều kiện xác định được số lượng hạtqua hình ảnh của nhóm hạt, tuy thế chim vẫn ăn đúng một lượng hạt nhất định. Người ta đã thí nghiệm xếp các hộp có hạt và không có hạt thành một hàng.Chim mở liên tục các hộp cho tới khi ăn đủ số hạt được phép. Số hạt trong hộpkhông giống nhau và trật tự sắp xếp các hộp cũng thay đổi luôn. Do đó đôi khimuốn ăn 5 hạt chim phải mở đến 7 hộp. Người ta cũng đã dạy cho con vẹt ăn 3 hạtkhi nghe 3 tiếng chuông và ăn 2 hạt khi nghe 2 tiếng chuông. Có một lần thí nghiệm, một con quạ đen phải mở nắp hộp cho đến khi t ìm đủ 5hạt. Trong 5 hộp đầu các hạt phân bố như sau : 1, 2, 1, 0, 1. Quạ chỉ mở ba hộp đầuvà như thế chỉ mới ăn được 4 hạt. Ăn xong 4 hạt đó nó trở về vị trí c ủa mình giốngnhư đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Người phụ trách thí nghiệm đã định ghi kết quả đó vào biên bản như một kết quảsai, thì bỗng dưng con quạ quay lại chỗ đặt hộp, hành động như một người đãng tríquên không khóa cửa, bây giờ quay lại để xoay tay vặn. Con quạ tiến đến hộp thứ nhất, gật đầu một lần, rồi mới mở nắp. Đến hộp thứ hainó gật đầu hai lần, hộp thứ ba - một lần, sau đó nó mở hộp thứ tư là hộp không cóhạt. Tiếp nữa, quạ mở hộp thứ năm và ăn hạt cuối cùng. Sau đó nó không tiến đếncác hộp còn lại mà quay về chỗ đậu. Trên cơ sở những thí nghiệm đó ta có thể khẳng định rằng chim biết đếm trongmột giới hạn nhất định và có thể phân biệt được tương đối dễ dàng từ 1 đến 5. Điều rất thú vị là trừ con người ra, trong giới động vật hình như chỉ có chim làbiết đếm, còn các động vật khác kể cả các loài thú bậc cao đều học đếm rất khókhăn. Có lẽ là vì trong thiên nhiên động vật không sử dụng đến khả trắng đó chăng(?). Ngoài khả năng đếm ra, chim còn có trí nhớ tuyệt diệu. Kết... 19. NGÔN NGỮ CỦA CÁC LOÀi CHIM Việc tìm hiểu “ngôn ngữ” của các loài chim đã từ lâu hấp dẫn sự chú ý của nhiềungười và biết bao nhiêu câu chuyện dân gian của nhiều dân tộc đã kể về những conngười tài ba, có thể nói chuyện được với chim muông. Nhưng đó chỉ là những câuchuyện thần thoại ! Hiện nay, những người như giáo sư Xôke ở Hungari, Lôren ở Đức, Tinbengen ởAnh và Lecman ở Mỹ cũng là những người gần như có thể hiểu được tiếng chim.Họ đã bỏ biết bao nhiêu công sức để nghiên cứu về tiếng nói của các loài chim,nhưng dầu sao cũng không ai trong họ quả quyết rằng mình có thể dịch được tiếngchim ra tiếng người. Chúng ta đã công nhận rằng chim phần nào có khả năng họctập, nhưng chắc chắn rằng “ngôn ngữ” của các loại chim lại là một thứ ngôn ngữbẩm sinh, không giống với ngôn ngữ của loài người là phải học mới nói được. Trong thứ “ngôn ngữ” của chim, tiếng hót giữ vai trò quan trọng. Vì sao chimhót và tiếng hót của chim có ý nghĩa gì ? Để tìm hiểu điều đó có lẽ trước tiênchúng ta nên phân biệt tiếng hót và mọi loại tiếng kêu khác của chim. Olin XêoanPettingin, giám đốc phòng nghiên cứu chim ở Trường Đại học Cócnen đã đưa rađịnh nghĩa về tiếng hót của chim là “một chuỗi âm thanh được lặp đi lặp lại theonhững cách đặc trưng và thường là do con trống phát ra trong mùa sinh sản”. Giáosư Mansepxki ở Trường Đại học tổng hợp Lêningrát lại định nghĩa tiếng hót củachim là “những dấu hiệu đưa đến sự gặp gỡ giữa chim trống và chim mái đồng thờiđó là tín hiệu của sự chiếm lĩnh vùng làm tổ và sự xác định ranh giới vùng đó”. Cảhai cách định nghĩa trên đều có ý tránh không dùng từ “phát âm” với hàm ý tiếnghót còn bao gồm cả những tiếng gõ nhịp nhàng của con gõ kiến hay tiếng đập cánhcủa gà rừng v.v… Có những điệu hót nghe thánh thót, du dương, âm điệu phong phú như những bàica tuyệt diệu của họa mi, khướu, chích chòe, sơn ca, những “ca sĩ” rất mực tài batrong các loài chim ở nước ta. Nhưng cũng có những “điệu hót” nghe chói tai haylê thê, một thứ tiếng không phải là âm nhạc như tiếng chèo chẹo ở rừng Tây bắchay tiếng kêu “mùa khô” liên hồi của một loài chim cú rốc trong các rừng khộp ởTây Nguyên. Dù đó là điệu hát mê li của loài sáo sống trong các cánh rừng mơrộng ở Mêhicô hay là tiếng nấc lên buồn thảm của loài cuốc ở đồng ruộng vùngđông nam châu Á thì ý nghĩa của tiếng hót đều cơ bản như nhau. Trước hết đó làtiếng của chim trống công bố vùng đất sở hữu của mình và báo cho các chim trốngđồng loại biết mà tránh xa, còn đối với chim mái thì đó lại là tiếng nói tỏ tình, làdấu hiệu tỏ rõ mình là trang nam nhi tuấn tú. Người giầu cảm xúc thường nghĩ rằngnhững khúc giai điệu mùa xuân của các loài chim là bài hát ca tụng niềm vui, thìthật khó mà tin được rằng đó thường lại chỉ là lời công bố về quan hệ pháp lý - một ...