Danh mục

ĐỜI SỐNG CÁC LOÀI CHIM part 6

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.06 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tuy nhiên cũng có nhiều tổ chim được làm ở chỗ rảnh rang không có vật gì che khuất nhưng lại rất khó phát hiện. Chim đã khéo tìm chỗ đặt tổ thật bất ngờ và nhất là biết tìm những vật liệu có màu sắc hợp với những vật ở xung quanh như rêu, địa y, vỏ cây hay bông cỏ để ngụy trang tổ. Đi trong rừng khoọc ở vùng Tây nguyên, tuy rằng ở đây có khá nhiều chim yến mào làm tổ, thế nhưng vẫn không tài nào phát hiện được tổ nếu như chúng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỜI SỐNG CÁC LOÀI CHIM part 6trong hốc cây, khuất sau mảnh vỏ cây, trong khe đá, v.v… Tuy nhiên cũng cónhiều tổ chim được làm ở chỗ rảnh rang không có vật gì che khuất nhưng lại rấtkhó phát hiện. Chim đã khéo tìm chỗ đặt tổ thật bất ngờ và nhất là biết tìm nhữngvật liệu có màu sắc hợp với những vật ở xung quanh như rêu, địa y, vỏ cây haybông cỏ để ngụy trang tổ. Đi trong rừng khoọc ở vùng Tây nguyên, tuy rằng ở đâycó khá nhiều chim yến mào làm tổ, thế nhưng vẫn không tài nào phát hiện được tổnếu như chúng ta không nhìn thấy trước con chim đang đậu kề bên. Tổ của yếnmào trông như một mấu nhỏ nhô ra một cách tự nhiên bên cạnh cành cây nằmngang, phía ngoài có rêu và địa y phủ kín. Đi dọc bờ suối, có khi đến sát ngaytrước mắt rồi mà chúng ta cũng chưa phát hiện được tổ của loài hoét xanh, phíangoài phủ rêu xanh đặt kề bên các hòn đá cũng bám đầy rêu. Còn ở các ao hồ thì tổcủa loài le hôi lại nổi trên mặt nước, trông chẳng khác gì đám rác và bèo khô héo.Trứng của le hôi có màu trắng, nổi bật trên nền đen của lòng tổ, nhưng mỗi khi rờitổ le hôi không bao giờ quên kéo vài cánh bèo để che kín, vì thế mà rất ít ngườiphát hiện được tổ của loại chim này. Hình dáng tổ của các loại chim rất đa dạng và nguyên vật liệu mà mỗi loài dùngđể xây dựng nên chiếc tổ của mình cũng rất khác nhau. Phần lớn các loài chim sửdụng các vật liệu có nguồn gốc thực vật như cành cây nhỏ, lá cây, cuộng lá, xơ vỏcây, bông cỏ, lá cỏ, bông, rễ cây, rêu, rong, địa y..., có ở trong vùng. Một số loàichim nhỏ còn sử dụng thêm các nguyên vật liệu có nguồn gốc động vật như tơ,mạng nhện, lông, tóc để làm chỉ buộc hay lót mặt trong tổ cho thêm ấm và êm. Cácloài vịt tự vặt lông bông ở thân mình để lót tổ. Sỏi, cuội, vỏ ốc, vỏ sò cũng thường tìm thấy ở tổ của nhiều loài chim làm tổ ởmặt đất, nhưng trong các nguyên vật liệu có nguồn gốc khoáng vật thì đất đượcchim dùng phổ biến nhất. Chim ác là dùng bùn để trát thành và trần tổ đã đượcghép bằng cành khô và cỏ cho thêm kín đáo. Chim rồng rộc ở nước ta và nhiều loàichim làm tổ treo ở cành cây thường chứa thêm ít đất ở gần đáy tổ để đỡ bị đu đưatrước gió. Chim hồng hoàng, niệc dùng đất hay đất trộn nhựa cây để trát hẹp bớtcửa tổ. Chim nhạn mà nhân dân nhiều vùng ở nước ta còn gọi là én, kiên nhẫn tha từngmẫu bùn nhỏ, rồi quện thêm với nước bọt để xây nên chiếc tổ khá rộng rãi, gắn vàomặt tường phẳng, vào góc trần nhà hay gầm cầu. Loại hồng hạc, đến mùa sinh sảncó khi cả đàn lớn tập trung ở bờ hồ, rồi từng con một hối hả d ùng chiếc mỏ congcong làm bai, vét bùn và tất cả những gì có trong bùn như cành cây nhỏ, lá cỏ đểđắp cho mình một chiếc tháp nhỏ hình nón cụt, có khi cao hơn nửa mét. Mặt trêntháp được đắp hơi lõm là nơi hồng hạc đẻ hai quả trứng sau khi toàn tổ đã khô ráo.Chim thợ lò (Furnarius rufus), một loài chim nhỏ rất phổ biến ở Achentina vàBraxin, dùng cát trộn với phân bò để đắp thành chiếc tổ hình cầu nặng khoảng 4kg,đặt ngang trên các cành cây, trông tựa như quả bưởi. Tổ có cửa một bên và phíatrong có vách lửng ngăn đôi, nửa ngoài thông với cửa là lối ra vào, nhảy qua bứcvách vào trong là buồng đẻ trứng. Ở đất nước này hầu như trên chóp mỗi cột điệnthoại trồng dọc hai bên đường lộ đều được các chú thợ lò tí hon đắp lên một quảcầu làm bằng “thứ đá đặc biệt” đó. Nhiều loài chim tuy không làm tổ bằng đất nhưng đã đào hang trong bờ đất đểlàm tổ. Chúng tôi đã có lần quan sát một đôi chim bồng chanh làm tổ như thế ởthành giếng. Chúng đào bằng mỏ rồi dùng hai chân đẩy đất ra ngoài, con này bayra, con kia tiếp vào. Chúng làm việc chăm chỉ suốt từ mờ sáng cho đến gần chiềutối và chỉ nghỉ chốc lát để kiếm ăn vào lúc giữa trưa. Sau gần một tuần lễ, chiếchang đã được đào sâu hơn 1 mét, phía trong cùng có buồng hơi rộng là nơi chim đẻtrứng. Bằng cách tương tự, các loài sả, bói cá, trảu lớn, trảu bé cũng đào hang ở cácbờ đất dọc hai bên bờ sông, suối để làm tổ, có khi hang sâu đến 2 mét. Còn các loàigõ kiến, cu rốc lại làm tổ trong hốc cây. Với cái mỏ khỏe như chiếc dùi con, chúngtự khoét lấy hốc ở thân các cây gỗ mềm hay gỗ mục rồi đẻ trứng trực tiếp vào đó.Hốc cây còn được chim dùng để trú đêm vào những lúc mưa rét. Khi bỏ đi khôngdùng nữa thì nhiều loài chim nhỏ khác (vì mỏ quá yếu không đủ sức tự khoét lấyhốc cây như sáo, yểng, vẹt, đớp ruồi, bạc má, chích chòe và cả một số loài chim ănthịt cỡ nhỏ như cú, cắt) liền tìm đến lót chiếc tổ chính thức của mình trong đó rồimới đẻ trứng. Cũng có nhiều loại chim làm cho mình chiếc tổ không có hình dáng rõ ràng màcấu trúc cũng thô sơ. Các loài chim ăn thịt cỡ lớn như đại bàng, diều hâu, các loàicốc, hạc, bồ nông tha cành cây khô về xếp lại thành đống, có khi cao đến vài métrồi dàn cho mặt trên hơi lõm ở giữa. Như thế là chiếc tổ đã hoàn thành. Còn ở đồngruộng loài xít chỉ gập cây lúa hay cây cói thành một đám dày 15-20cm tùy chỗnước nông hay sâu rồi nằm vào đó để tạo nên dáng tổ. Đấy là kiểu tổ của nhữngloài chim kém tiến hóa, hoặc những loài chim có c ...

Tài liệu được xem nhiều: