. Thời kỳ đẻ trứng của các loài chim ký sinh cũng tùy thuộc vào thời kỳ sinh sản của các loài bị ký sinh. Thường thì chúng đẻ vào các tổ đang dở lứa, chưa ấp, mỗi tổ một quả nếu như chim chủ tổ có cỡ bé hơn chim ký sinh (tìm vịt đẻ vào tổ chim chích) và vài ba quả nếu như chim chủ có cỡ bằng chim ký sinh (tu hú đẻ vào tổ sáo sậu). Con mái của loài cu cu hình như là loài chim tìm tổ giỏi nhất. Nó có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỜI SỐNG CÁC LOÀI CHIM part 7chuyên đẻ vào tổ của từng loài chim nhất định và mỗi dòng đã có thích nghi vềmàu vỏ trứng cho thích hợp. Thời kỳ đẻ trứng của các loài chim ký sinh cũng tùy thuộc vào thời kỳ sinh sảncủa các loài bị ký sinh. Thường thì chúng đẻ vào các tổ đang dở lứa, chưa ấp, mỗitổ một quả nếu như chim chủ tổ có cỡ bé hơn chim ký sinh (tìm vịt đẻ vào tổ chimchích) và vài ba quả nếu như chim chủ có cỡ bằng chim ký sinh (tu hú đẻ vào tổsáo sậu). Con mái của loài cu cu hình như là loài chim tìm tổ giỏi nhất. Nó có thểđẻ hơn 25 quả trứng trong một mùa. Cứ cách khoảng hai ngày nó lại tìm được mộttổ mới có một trứng. Nó cặp quả trứng đó vào mỏ, đẻ vào tổ một quả trứng rồi vộivàng bay đi và ăn luôn quả trứng đã ăn cắp được. Cũng có lúc nó phải đẻ vào tổ đãcó nhiều trứng và trong trường hợp này nó vứt bớt vài ba quả trước lúc đẻ để chimchủ khó nhận thấy có sự thay đổi. Thời kỳ phát triển phôi thai của các loài cu cu ký sinh tổ rất ngắn, khoảng 11 -15 ngày và trứng của chúng thường nở cùng lúc hay trước trứng chim chủ. Trừ mộtsố trường hợp như tu hú, chim non của con ký sinh cùng sống chung với chim noncủa bố mẹ nuôi cho đến lúc rời tổ, còn ở các loài khác (cu cu, tìm vịt, chèo chẹo...)chim non vừa nở ra đã lăn đi lăn lại trong tổ cho đến lúc hích được quả trứng haycon chim non của chim chủ văng ra ngoài tổ mới chịu nằm yên. Nó độc chiếmchiếc tổ và cả sự chăm sóc của bố mẹ nuôi. Trừ một số trường hợp rất ít như các loại gà châu Úc, trứng phát triển nhờ nhiệtđộ của lá mục hay nhờ tro, cát nóng ở gần miệng núi lửa còn trứng của tất cả cácloài chim khác đều phát triển nhờ nhiệt độ của cơ thể chim tỏa ra lúc ấp. Thực ra phôi chim đã bắt đầu phát triển từ lúc trứng còn đang ở trong bụng mẹ,nhưng sau khi đẻ ra sự phát triển đó tạm ngừng và chỉ tiếp tục lại khi trứng nằmtrong môi trường có nhiệt độ từ 34o đến 39oC, nhưng tốt nhất là ở nhiệt độ 38o.Chim ấp là để tạo nên nhiệt độ cần thiết đó cho trứng. Nhưng ấp không có nghĩa làchỉ nằm phủ lên trứng là đủ. Lông chim là vật dẫn nhiệt rất kém vì thế trong thờigian ấp, ở chim xuất hiện “tấm ấp” đặc biệt để sưởi ấm trứng. Ở bụng chim, lôngtạm thời rụng bớt, lớp mỡ cũng bị tiêu giảm, mạng mạch máu nhỏ phát triển làmcho nhiệt độ ở đây cao hơn ở các vùng khác của cơ thể. Lúc ấp, chim xù lông bụngôm lấy ổ trứng và để tấm ấp áp sát vào trứng. Số tấm ấp có thể thay đổi từ một đếnba tùy loài. Và nếu trong khi ấp cả hai chim trống mái cùng tham gia thì tấm ấpđều có ở cả hai con. Nhưng tấm ấp không xuất hiện ở một số loài chim như cốc,vịt, chim điên. Để bù vào sự thiếu sót đó, ở các loài chim này trong thời gian ấplông bông ở bụng mọc thêm rất nhiều và chim vặt lông đó để ủ ấm cho ổ trứng. Thời gian ấp trứng là thời gian nguy hiểm nhất đối với các loài chim. Nằm ấptrong tổ, tính mệnh của con chim luôn luôn bị đe dọa vì kẻ thù có thể ập đến bất kỳlúc nào một cách bất ngờ. Đã thế lúc ấp trứng, con chim thường kém cảnh giác,đồng thời công việc ấp trứng cũng không cho phép nó đ ược rời tổ một cách tùytiện. Vì những lẽ đó mà con mái của nhiều loài chim làm tổ ở mặt đất như gà, trĩ,gà lôi, chuyên việc ấp trứng đều có màu lông ngụy trang rất khéo, lẫn với màu đấtvà lá khô để che mắt kẻ thù. Đặc điểm này rất quan trọng đối với sự tồn tại củanhiều loài chim. Trong thời gian ấp, chim cũng ít ăn hơn ngày thường, nhất là ở trường hợp chỉ cómột con trống hay con mái ấp. Vì vậy mà khi ấp, chim bị gầy đi rất nhanh chóng. Thời gian ấp trứng rất khác nhau đối với từng loài chim. Nhìn chung các loài cótrứng lớn thường ấp lâu hơn các loài có trứng bé và các loài chim làm tổ ở trongcác hang, hốc cây, những chỗ kín đáo, ít nguy hiểm thường ấp lâu hơn các loài làmtổ ở chỗ rảnh rang hay ở mặt đất. Thời gian ấp trứng còn tùy thuộc cả nhiệt độ củamôi trường, nhiệt độ cơ thể của chim bố mẹ và thời gian nghỉ ấp, ngắt quãng đểchim bố mẹ đi kiếm ăn. Thông thường thì trứng của các loài chim nhỏ thuộc bộ Sẻ, các loài cu cu ký sinhtổ và nhiều chim gõ kiến nở trước lúc kết thúc tuần ấp thứ hai. Nhóm có trứng nở ởtuần thứ ba gồm có gà nước, bồ câu, quạ, gà rừng, nở ở tuần thứ tư là cốc, diệc, vịt,và tuần thứ năm và tuần thứ sáu là đà điểu châu Phi, đà điểu châu Mỹ, diều hâu,hồng hạc, ngỗng, dù dì, sang tuần thứ tám là chim cánh cụt, đại bàng, kền kền,trong tuần thứ chín và mười là chim êmu, nhiều loài chim hải âu lớn và diều cá Ấnđộ. Thời gian ấp trứng dài nhất biết được đến nay là chim hải âu lớn 73 ngày, chimkivi 80 ngày, chim hải âu chúa 81 ngày và đã một lần người ta biết được có mộtquả trứng gà châu Úc nằm trong tổ đến 90 ngày mới nở mà không phải 62 ngàynhư thường lệ. Trứng của chim ruồi là loại bé nhất, nhưng cũng phải ấp đến 21ngày. Mặc dầu thời gian ấp của các loài chim rất khác nhau, nhưng quá trình phát triểncủa phôi lại rất giống nhau. Khi trứng đẻ ra, phôi chim chỉ mới là một đám tế bàonhỏ hình đĩa, màu trắng đục nằm trên mặt của khối lòng đỏ. Nhưng sau lúc ấpkhoảng hai hay ba ngày, các phần chính của cơ thể chim đã hiện ra rõ ràng : đầu,thân, đuôi, não bộ, mắt, tim, mầm cánh, mầm chân..., và một mạng mạch máu chichít đã hình thành bao phủ gần kín mặt trên của khối lòng đỏ. Các chất dự trữ trongtrứng (lòng đỏ, lòng trắng) được chuyển dần qua mạng mạch máu đó vào phôi đểnuôi phôi lớn lên. Vỏ trứng cũng được phôi sử dụng một phần để tạo thành xươngvì vậy mà lúc gần nở vỏ không dày bằng lúc trứng mới đẻ nữa. Khoảng hai ngày trước lúc nở, chim non chọc thủng màng trứng, thò mỏ vàobuồng khí để thở không khí dự trữ trong đó và sau ít lâu thì thở khí trời thấm quavỏ trứng. Cũng từ ngày này con chim non bắt đầu phát ra được tiếng kêu chim chípgọi mẹ. Khi nghe tiếng kêu từ trứng phát ra, chim bố mẹ cũng thay đổi tâm tình.Hình như chúng nhìn quả trứng mà thấy hình ảnh của con chim non. Chúng kêulên những tiếng kêu trìu mến như đang nói chuyện cùng đứa con còn nằm trongquả trứng. Nếu không có gì trắc trở thì sau một thời gian nhất định con chim non ...